Xu hướng là gì? Cách xác nhận xu hướng trong thị trường Forex – Phần 1
Xu hướng trong thị trường forex là một thuật ngữ cực kỳ quan trọng đối với những trader theo trường phái sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó đã mang tới một cái nhìn khái quát nhất trong thị trường này.
Vậy thì xu hướng là gì? Cách xác định xu hướng như thế nào cũng như các loai xu hướng hiện nay trong thị trường Forex. Dưới bài viết này, Gocdautu sẽ cung cấp những thông tin về xu hướng cho các trader. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Xu hướng là gì?
Xu hướng hay còn có tên gọi khác là Trend. Đây được xem là sự quan tâm, liên quan về một hướng nào đó. Trong những thị trường tài chính thì xu hướng thị trường (hay còn gọi là market trend) là hướng đi mà giá của một tài sản ở thị trường dịch chuyển ở một khung thời gian nào đó. Xu hướng thị trường có thể diễn ra ở mức, ngắn hạn dài hạn hay trung hạn.
Xu hướng thị trường ngoại hối thường xảy ra khi giá của một cặp tiền tệ dịch chuyển theo một hướng có thể xác định được trong một khoảng thời gian cụ thể.
Không có mốc thời gian cụ thể nào cho những quy định về một xu hướng sẽ có thể diễn ra trong bao lâu. Xu hướng thị trường forex sẽ xảy ra khi giá của một cặp tiền tệ dịch chuyển theo một hướng mà các trader có thể xác định được trong một khoảng thời gian cụ thể. Và xu hướng trong thị trường forex là một khái niệm mà các trader không thể bỏ qua cũng như áp dụng vào trong chiến lược phân tích kỹ thuật. Bởi vì nó mang đến những thông tin về hướng chung của thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Điều kiện kinh tế, tâm lý thị trường, ti tức và nhiều yếu tố khác.
Những xu hướng trong thị trường forex
Những xu hướng sẽ phản ánh giá trị trung bình của giá dựa vào khoảng thời gian. Xu hướng tồn tại ở mọi khung giờ và trên tất cả thị trường. Tổng quan trong thị trường Forex, xu hướng sẽ được phân chia thành 3 loại như sau: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng sideways.

Xu hướng tăng
Một xu hướng tăng được xuất hiện khi giá liên tục hình thành nên những đỉnh và đáy cao dần. Lúc này, đường xu hướng sẽ nối các đỉnh của giá trên biểu đồ. Và đường xu hướng đó sẽ có nhiệm vụ như ngưỡng kháng cự của giá.
Cách để có thể xác nhận xu hướng thị trường khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao chính là sử dụng chiến lược giao dịch xu hướng. Thị trường tăng giá là thị trường đang ở trong một xu hướng tăng. Đường xu hướng nối những đỉnh và đáy mà giá hình thành trong xu hướng tăng thường sẽ có chiều hướng dốc lên trên. Điều này cho biết rằng các trader trong thị trường đang giao dịch với tâm lý rất lạc quan.

Một đường xu hướng nối ít nhất hai đáy tăng dần của một xu hướng tăng được xem là vùng hỗ trợ. Lúc mà giá phá vỡ xuống phía dưới đường xu hướng này cho biết rằng đang có sự suy yếu và xu hướng chuẩn bị đảo chiều.
Xu hướng giảm
Ngược lại với xu hướng tăng, xu hướng giảm được tạo ra khi giá liên tục hình thành những đỉnh và đáy thấp dần. Đường xu hướng nối những đỉnh thấp dần của xu hướng giảm dần được gọi là vùng kháng cự. Cũng giống như xu hướng tăng, khi đường xu hướng nối được ít nhất hai đỉnh hay hai đáy giảm dần thì có thể coi thị trường đang ở trong xu hướng giảm và chuẩn bị đảo chiều.

Thị trường giảm giá là thị trường mà giá có chiều hướng dịch chuyển giảm dần. Đường xu hướng của thị trường giảm giá thường sẽ là xu hướng dốc xuống phía dưới. Với một xu hướng giảm, các trader mong muốn khi giá chạm đến đường xu hướng hoặc vùng kháng cự chính sẽ bật xuống và giảm thêm nữa. Đối với xu hướng giảm này, khi giá phá vỡ đường xu hướng theo hướng lên trên là tín hiệu cho thấy xu hướng đã suy yếu và chuẩn bị đảo chiều đảo chiều.
Xu hướng sideway
Có một số giai đoạn mà những trader có thể nhìn thấy giá không nằm trong xu hướng tăng hay giảm. Lúc này giá đang trong một xu hướng gọi là sideway. Nhiều trader cũng gọi xu hướng này với cái tên khác là giá đang trong biên độ ngang hay thị trường phạm vi.
Việc giá dao động theo chiều hướng nằm ngang cho biết rằng sự lưỡng lự của thị trường. Lúc này phe bán cũng như phe mua đều không đủ sức để đưa giá lên cao hơn hay đưa giá xuống thấp hơn. Do đó sẽ hình thành nên một khoảng thời gian giá dao động trong phạm vi và gọi là tích lũy.

Trong trường hợp này, các trader có thể chờ giá phá vỡ đường xu hướng trên hay đường xu hướng dưới. Bên cạnh đó còn có thể giao dịch theo hướng đi của giá. Thời gian giá tích lũy càng lâu thì xu hướng sau đó sẽ càng trở nên mạnh mẽ.
Ngoài ra, xu hướng thị trường còn có thể được phân chia dựa trên thời gian mà nó tồn tại.
Tất cả các xu hướng đều bao gồm những chuyển động theo hướng của xu hướng và bị gián đoạn bởi những chuyển động ngược xu hướng được gọi là “thoái lui” hay “điều chỉnh”. Một xu hướng được mong muốn, hy vọng sẽ tiếp tục cho đến khi sự đảo chiều diễn ra và hướng của xu hướng thay đổi.