Ứng dụng của lý thuyết sóng Elliott vào giao dịch
Sóng Elliott (Elliott Wave) là công cụ cực kì quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Lý thuyết sóng Elliott có thể hỗ trợ các trader nhìn rõ chuyển biến của thị trường với tỷ lệ chuẩn xác cao. Nhưng lý thuyết này cũng rất khó nên các trader chưa biết cách sử dụng. Vì vậy, trong bài viết này Gocdautu sẽ giúp các trader nắm được cách giao dịch với sóng Elliott hiệu quả.

Các mô hình sóng Elliott phổ biến
Các mô hình sóng Elliott rất đa dạng, dao động dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Dưới đây là một số mô hình sóng Elliott rất phổ biến mà trader cần ghi nhớ chuẩn xác để nhận biết.
Nhóm mô hình sóng đẩy
Mô hình sóng mở rộng (Extension Wave)
Mô hình này luôn luôn tuân theo cấu trúc của sóng động lực, nhưng sóng 3 sẽ được mở rộng tạo thành một cấu trúc nhiều sóng bên trong nó (thông thường là 5 sóng).

- Nếu sóng 3 mở rộng 1 lần, thì tổng số sóng trong mô hình này là 9. Cấu trúc sóng như sau: 5-3-5-3-5-3-5-3-5
- Nếu sóng 3 mở rộng 2 lần, thì tổng số sóng trong mô hình sẽ là 13. Cấu trúc sóng như sau: 5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5
Dạng sóng mở rộng này thông thường có ở sóng 1,2,3 hay sóng A,C.
Mô hình sóng tam giác chéo (Diagonal Triangle)
Đặc điểm của mô hình sóng tam giác chéo này là khi ta vẽ 2 đường xu hướng đi qua những đỉnh và đáy của những bước sóng sẽ hình thành hình tam giác. Mô hình này được phân chia thành 2 dạng sau:

- Leading Diagonal Triangle: Cấu trúc là 5-3-5-3-5 và thường có ở sóng đẩy 1 và A.
- Ending Diagonal Triangle: Cấu trúc là 3-3-3-3-3 và thường có ở sóng 5 và C.
Trong đó:
- Sóng 1, 3, 5 : Là dạng đường Zigzag.
- Mô hình của sóng điều chỉnh 2, 4 không cố định.
- Sóng 3 không bao giờ là mô hình sóng ngắn nhất.
Sóng Leading Diagonal Triangle luôn luôn xuất hiện ở trong sóng 1 và sóng A. Sóng Ending Diagonal Triangle luôn xuất hiện ở trong sóng 5 và C và thi thoảng cũng sẽ có ở sóng 1.
Mô hình sóng 5 thất bại

Đây là mô hình sóng đẩy nhưng sóng 5 sẽ không được vượt qua đỉnh của sóng 3.
Nhóm mô hình sóng điều chỉnh
Sóng điều chỉnh bao gồm 3 dạng cơ bản như sau: Mô hình Zigzag, mô hình phẳng và mô hình tam giác với những đặc điểm riêng biệt:
Mô hình Zigzag

Đặc điểm của mô hình Zigzag là 2 đường xu hướng đi qua những đỉnh và đáy của những bước sóng song song với nhau. Trong đó, mô hình sóng B ngắn nhất, sóng A và sóng C dài hơn và luôn bằng nhau.
Mô hình phẳng Flag

Là mô hình sóng dịch chuyển theo chiều hướng nằm ngang, chiều dài của sóng gần như bằng nhau. Sóng A và sóng C cùng chiều với nhau và ngược chiều so với sóng B.
Mô hình sóng tam giác

Mô hình này bao gồm 2 đường kháng cự và hỗ trợ hội tụ hay phân kỳ. Hình dạng của mô hình tam giác đa dạng như: Mô hình tam giác cân, mô hình tam giác mở rộng và mô hình tam giác tăng dần hoặc giảm dần…
Cách giao dịch theo sóng Elliott
Chiến lược giao dịch với sóng Elliott trải qua những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Phân tích thị trường, xác định xu hướng
Điều trước tiên mà các trader cần làm là thường xuyên theo dõi, bám sát thị trường. Khi phát hiện sóng Elliott mới xuất hiện, cụ thể là sóng điều chỉnh A, B, C dịch chuyển ở giai đoạn thị trường không có biến động, hình thành mô hình phẳng. Khi sóng C kết thúc, thị trường sẽ tạo thành một sóng đẩy mới.
Bước 2: Tiến hành vào lệnh
Khi biết được sóng C chấm dứt thì các trader sẽ tiến hành vào lệnh. Bên cạnh đó, sự xuất hiện sóng C trader có thể đặt lệnh chờ để đón đầu xu hướng của đợt sóng đẩy tiếp theo.

Bước 3: Stoploss
Điểm stoploss thích hợp sẽ nằm ở phía trên hoặc dưới sóng 1, một vài pip.
Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci
Những năm 1930, Nelson Elliott đã nghiên cứu và đưa ra nguyên tắc sóng tuy nhiên ông chưa thể ứng dụng thành công nguyên tắc này vào giao dịch thực tế do quá khó có thể nhận ra điểm vào lệnh. Thời điểm ấy, các nhà đầu tư cho biết sóng elliott là lý thuyết trừu tượng và không có tính thực tiễn cao.
Mãi đến năm 1940, ông kết hợp Fibonacci với mô hình sóng elliott. Điều này đã giúp ông giải quyết triệt để các nhược điểm trước đây của nguyên tắc sóng. Từ đó, lý thuyết sóng Elliott được khá đông nhà đầu tư tiếp nhận và “sùng bái”. Một tỷ phú thương nhân người Mỹ đã lên tiếng khẳng định rằng lý thuyết sóng elliott là một trong “bốn Kinh Thánh của kinh doanh”.

Từ đó có thể nhấn mạnh về mối quan hệ giữa nguyên lý sóng Elliott và dãy số Fibonacci là cực kỳ chặt chẽ. Cụ thể, lý thuyết sóng Elliott tạo nên hình mẫu khung sườn và tỷ lệ Fibonacci là những thước đo để đo lường cho cả biên độ dao động giá và thời gian chấm dứt. Sự kết hợp này được rất nhiều trader đánh giá là một sự liên kết hoàn hảo.
Những mục tiêu quan trong theo dãy số Fibonacci được thể hiện ở các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Mặt khác, giữa các con sóng được kết hợp với nhau bởi một sóng khác sẽ cho mối quan hệ Fibonacci đáng tin hơn so với trường hợp giữa hai sóng liền kề nhau. Cụ thể, đối với một chuỗi sóng đẩy thì độ dài của sóng 5 sẽ chịu ảnh hưởng từ độ dài của sóng 3 mà không phải chiều dài của sóng 4.
Kết luận
Cuối cùng, qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về các mô hình Elliott và cách ứng dụng nó vào trong giao dịch. Đây là lý thuyết khá quan trọng và hiệu quả khi phối hợp với nhiều phương pháp. Hy vọng qua đây, bạn sẽ có cho mình chiến lược giao dịch thích hợp mang đến lợi nhuận cao.