Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 2
Trong phần 1 của Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex, chúng ta đã tìm hiểu về mô hình giá là gì? Tổng quan về các dạng mô hình của giá cũng như hiểu rõ hơn về mô hình giá đảo chiều. Tiếp theo, trong phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu các mô hình giá tiếp diễn và những điều cần chú ý khi áp dụng mô hình giá vào trong giao dịch. Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu ngay dưới đây.

Mô hình giá tiếp diễn
Giống như mô hình đảo chiều, mô hình tiếp diễn dùng để thông báo với trader rằng xu hướng hiện tại đang tạm ngưng và sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng ban đầu.
So với mô hình đảo chiều thì những mô hình tiếp diễn thường tồn tại với khoảng thời gian ngắn hơn.
Dưới đây là một số mô hình giá tiếp diễn phổ biến trong Forex.
Mô hình tam giác
Đây là loại mô hình rất phổ biến, vì vậy trader sẽ nhìn thấy nó ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời nó rất dễ tạo thành nên nhiều người đã đặt cho nó một cái tên là loại mô hình dễ dãi.

Mô hình tam giác (Triangel) cho biết cả phe mua và phe bán đều không quyết liệt trong cuộc đấu tranh quyền áp đảo giá cả thị trường. Đây là dấu hiệu cho biết sự tạm dừng của xu hướng.
Có ba loại mô hình tam giác chính như sau: Mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm. Mỗi mô hình sẽ có những chức năng, ý nghĩa riêng, hỗ trợ trader dễ dàng tham gia vào thị trường.
Mô hình cờ đuôi nheo

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) được tạo nên sau một xu hướng mạnh. Đây chính là kết quả đi sau của một đợt tích lũy ngắn, trước khi giá của thị trường tiếp tục dịch chuyển như hướng ban đầu. Mô hình cờ đuôi nheo được khá nhiều trader dùng để được phán đoán xu hướng giá tiếp theo của thị trường.
Mô hình lá cờ
Mô hình lá cờ (Flag) cho biết sự hướng dịch chuyển của giá tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm trên thị trường. Mô hình này khá tương đồng với mô hình chữ nhật là giá nằm ở giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song nhau. Nhưng mô hình này lại có thêm phần cán cờ có chiều hướng ngược so với phần lá cờ.

Mô hình cái nêm
Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) thường được hình thành sau một xu hướng tăng hay giảm của giá cả. Mô hình nêm cho biết giá có thể đảo chiều hoặc có thể tiếp tục xu hướng trước đó. Cấu tạo của mô hình cái nêm gồm: Hai đường hỗ trợ bên dưới và đường kháng cự phía trên. Và đường dốc lên hoặc dốc xuống hội tụ ở một điểm hình thành nên hình cái nêm hoàn chỉnh.

Có hai loại mô hình nêm như sau: Mô hình nêm giảm (Falling Wedge) và mô hình nêm tăng (Rising Wedge)
Mô hình chữ nhật
Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) được hình thành khi giá bị kìm hãm giữ hai đường kháng cự và đường hỗ trợ song song nhau. Đây được xem là giai đoạn tạm dừng cuố tranh giành của phe mua và phe bán. Đồng thời thể hiện sự tích luỹ về giá trước khi tiếp tục theo xu hướng ban đầu và mô hình này thường sẽ xuất hiện lâu hơn so với những mô hình trên.

Mô hình cái cốc và tay cầm
Vào cuối năm 2019, William J.O’Neil – huyền thoại giao dịch chứng khoán người Mỹ đã tạo nên mô hình cái cốc và tay cầm. Mô hình cái cốc và tay cần có hình dánh giống như chiếc cốc hình chữ U và tay cầm hơi lệch nhẹ. Mô hình này thường được hình thành ở một xu hướng tăng/giảm rõ ràng, mang đến tín hiệu tiếp diễn xu hướng.
Mô hình này sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể hình thành, kéo dài từ 3-6 tháng.
Công thức chung tìm điểm vào lệnh, stoploss và take profit của mô hình giá
Với tất cả những mô hình này để có chung một công thức giao dịch là khi nhận thấy giá đã phá vỡ, đóng nến ở phía dưới đường viễn cổ. Điều này cho biết mô hình có thể đã xuất hiện, bạn sẽ tìm điểm vào lệnh. Tuy nhiên với cách này rủi ro mang lại lớn.

Sau đây là các bước để giao dịch với mô hình giá:
Bước 1: Đợi mô hình xuất hiện (ví dụ: Với mô hình vai đầu vai thì phải có đủ 2 vai và 1 đầu)
Bước 2: Chờ giá phá vỡ qua đường viền cổ hay đường trendline chính để mô hình được xác định.
Bước 3: Ngoài ra, có thể chờ giá Pullback, retest ở đường viền cổ hay trendline chính rồi mới tiến hành mở vị thế.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình giá
Các mô hình giá trong Forex đem đến cho những trader khá nhiều lợi ích cũng như thông tin trong việc dự báo xu hướng của thị trường trong tương lai. Có thể nói, mô hình giá là công cụ mà những nhà đầu tư không thể bỏ qua nếu mong muốn cơ hội đầu tư lợi nhuận cao. Nhưng khi sử dụng mô hình giá trong Forex thì nhà đầu tư cần phải chú ý những điểm sau nhằm khai thác chúng được tốt nhất.

- Các chỉ báo kỹ thuật là công cụ rất hữu ích để cho nhà đầu tư đưa ra nhiều nhìn nhận và đánh giá trong chiến lược của mình. Do đó, nhà đầu tư nên sử dụng phối hợp với mô hình giá nhằm mang đến sự lựa chọn tối ưu nhất.
- Thời điểm thích hợp nhất để giao dịch với mô hình giá này là tại điểm breakout hoặc khi giá quay lại test vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Do đó, khi giao dịch các trader cần hết sức kiên trì chờ mô hình giá xuất hiện và có điểm xác thực.
- Forex là kênh đầu tư khá rủi ro và không ai dám chắc lựa chọn mình đưa ra là đúng đắn. Do đó, hãy luôn chuẩn bị tâm lý khi gặp rủi ro, cách phòng tránh nó và sử dụng công cụ take profit, stoploss trong mọi giao dịch.
Kết luận
Trong bài viết trên, Gocdautu đã chia sẽ với các trader về những mô hình giá trong forex phổ biến nhất và những điều cần lưu ý khi áp dụng các mô hình giá vào giao dịch. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp trader có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình giá, đồng thời có thể giúp bạn chọn lựa mô hình giá thích hợp. Chúc các bạn giao dịch thành công với mô hình giá này.