Tại sao gọi đòn bẩy là “con dao hai lưỡi” khi giao dịch ngoại hối?
Một trong những lý do khiến nhiều người bị thu hút bởi thị trường ngoại hối so với các thị trường tài chính khác là vì với giao dịch forex, Trader có thể sử dụng mức đòn bẩy cao hơn nhiều so với giao dịch chứng khoán. Mặc dù nhiều nhà giao dịch đã nghe nói về “đòn bẩy“, nhưng có thể ít người biết rõ về định nghĩa, cách thức hoạt động cũng như những tác động trực tiếp của nó đến lợi nhuận của Trader. Hôm nay, Gocdautu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ tài chính này nhé!
Đòn bẩy trong Forex
Trong thị trường ngoại hối, đòn bẩy thường được nhà môi giới cung cấp với một tỉ lệ cao, do đó nhà đầu tư có thể kiểm soát một số tiền lớn hơn số vốn ban đầu để đầu tư. Để tính mức đòn bẩy phù hợp với tài khoản ký quỹ của bạn, bạn lấy tổng giá trị giao dịch chia cho số tiền ký quỹ có trong tài khoản.

Đòn bẩy là công cụ giúp Trader vay một số tiền cụ thể và cần thiết để đầu tư:
Đòn bẩy dựa trên ký quỹ = Tổng giá trị giao dịch / Số tiền ký quỹ yêu cầu
Đòn bẩy giúp phóng đại lợi nhuận từ các biến động về giá của một loại tiền tệ. Tuy nhiên, đòn bẩy lại là “một con dao hai lưỡi”, tức là nó cũng có thể làm tăng các khoản thua lỗ của nhà đầu tư. Điều quan trọng là các Trader phải học cách quản lý đòn bẩy và sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro để giảm thiểu những tổn thất trong giao dịch.
Sử dụng đòn bẩy có những lợi ích nào?

- Tối ưu hóa lợi nhuận trên số vốn nhỏ: Đây là ưu điểm rõ nhất của việc sử dụng đòn bẩy. Với số vốn nhỏ ban đầu, các Trader hoàn toàn có thể giao dịch các lệnh có giá trị lớn hơn nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là thay vì trả toàn bộ cho một giao dịch, bạn chỉ cần trả một phần giá trị giao dịch.
- Đòn bẩy không chỉ giúp ích cho các Trader nhỏ với số vốn ít, mà nó còn là một công cụ cực kỳ hữu ích cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
- Chi phí thấp: Thông thường, nhiều Trader luôn nghĩ rằng cần phải có ít nhất 1.000 USD (23 triệu đồng) trở lên mới có thể tham gia giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, nhờ đòn bẩy mà các Trader có thể kiếm được tiền chỉ từ 1$ tương đương với 1 ổ bánh mì!
Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy quá cao
Đây chính là lúc con dao hai lưỡi phát huy tác dụng, vì đòn bẩy thực sự có khả năng làm tăng lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn theo cùng một mức độ. Mức đòn bẩy trên số vốn bạn áp dụng càng lớn thì rủi ro mà bạn phải gánh chịu càng cao. Lưu ý rằng rủi ro này không nhất thiết liên quan đến đòn bẩy dựa trên ký quỹ mặc dù nó có thể ảnh hưởng nếu nhà giao dịch không cẩn thận.

- Tăng mức lỗ lên gấp nhiều lần: Đòn bẩy càng cao thì số tiền kiếm được càng lớn, nhưng rủi ro thua lỗ cùng lớn tương đương khi thị trường đi sai hướng.
- Tăng nguy cơ cháy tài khoản: Khi sử dụng đòn bẩy và thị trường đi sai hướng sẽ khiến số tiền ký quỹ trong tài khoản giảm đi nhanh hơn rất nhiều so với việc không sử dụng đòn bẩy. Từ đó sẽ dẫn đến nguy cơ bị cháy tài khoản nhanh hơn.
Để dễ hiểu hãy cùng đến với minh họa sau đây. Giả sử cả Trader A và B đều bắt đầu với số vốn giao dịch là 10.000 $ và cùng giao dịch một nhà môi giới có yêu cầu mức ký quỹ 1%. Sau khi thực hiện một số phân tích, cả hai đều chung ý kiến rằng USD/JPY đang chạm đỉnh và sẽ có xu hướng giảm. Do đó, cả hai đều vào lệnh bán USD/JPY ở mức giá 120.
Trader A chọn áp dụng đòn bẩy gấp 50 lần cho giao dịch này bằng cách Sell cặp USD/JPY trị giá 500.000$ (50 x 10.000 $) dựa trên số vốn giao dịch 10.000$ của họ. Bởi vì USD/JPY đang ở mức giá 120, nên mỗi pip của USD/JPY cho một lô tiêu chuẩn có giá trị khoảng 8,30$. Do đó, một pip của USD/JPY cho 5 lô tiêu chuẩn trị giá khoảng 41,50$. Nếu USD/JPY tăng lên 121, Trader A sẽ lỗ 100 pip trong giao dịch này, tương đương với khoản lỗ 4.150 $. Khoản lỗ này sẽ chiếm tới 41,5% tổng vốn giao dịch của anh ta.
Trader B cẩn thận hơn và quyết định áp dụng đòn bẩy chỉ gấp 5 lần cho giao dịch này, bằng cách bán cặp USD/JPY trị giá 50.000 $ (5 x 10.000$) dựa trên số vốn giao dịch 10.000 $. Nếu USD/JPY tăng lên 121, Trader B sẽ lỗ 100 pip trong giao dịch này, tương đương với khoản lỗ 415$. Khoản lỗ này chiếm 4,15% tổng vốn giao dịch của anh ta.
Bảng dưới đây sẽ so sánh tài khoản giao dịch của 2 Trader này như thế nào sau khi thua lỗ 100 pip.
Trader A | Trader B | |
Vốn giao dịch | 10,000$ | 10,000$ |
Đòn bẩy được sử dụng | 50 lần | 5 lần |
Tổng giá trị giao dịch | 500,000$ | 50,000$ |
Trong trường hợp thua 100 Pip | -4,150$ | – 415$ |
% tổn thất vốn giao dịch | 41.5% | 4.15% |
% vốn giao dịch còn lại | 58.5% | 95.8% |
Trader nên sử dụng đòn bẩy bao nhiêu?
Các Trader nên chọn mức đòn bẩy khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu bạn là người bảo thủ và không thích chấp nhận nhiều rủi ro hoặc nếu bạn vẫn đang học cách giao dịch, thì mức đòn bẩy thấp hơn như 1:5 hoặc 1:10 có thể phù hợp với bạn hơn. Các Trader dày dặn kinh nghiệm hơn hoặc chấp nhận rủi ro có thể cảm thấy thoải mái hơn với tỷ lệ 1:50 hoặc 1:100.
Kết luận
Như vậy, trên đây là tất cả các thông tin mà Gocdautu.vn đã chia sẻ về những rủi ro tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch. Lựa chọn tỷ lệ này sao cho hợp lý sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà bạn đề ra. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và có chiến lược giao dịch phù hợp.