Sử dụng chỉ báo MFI sao cho hiệu quả
Trong những chỉ báo kỹ thuật trong thị trường forex, có một indicator chức năng tương đồng với chỉ báo RSI nhưng được lại có thêm yếu tố khối lượng, thay vì chỉ là giá đóng cửa như chỉ báo RSI, đó là Money Flow Index (MFI).

Cách cài đặt Money Flow Index
Chỉ báo MFI có sẵn trên phần mềm giao dịch MT4, vì vậy việc cài đặt phần mềm này rất đơn giản. Để cài đặt MFI chỉ cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản trên phần mềm MT4. Nếu chưa có phần mềm MT4 hãy tải về nhé.
Bước 2: Truy cập vào mục Insert trên thanh toolbar => Indicators => Volumes => Money Flow Index.
Bước 3: Cài đặt các thông số trong hộp Parameters/ Levels / Scale / Visualization.

- Parameters: Ở trong Period luôn luôn mặc định là 14 chu kỳ theo khuyến khích của tác giả. Nhưng các trader cũng có thể thay đổi chu kỳ miễn là phù hợp với chiến lược và khung thời gian giao dịch của mình. Ngoài ra, trader được tuỳ chỉnh sửa màu sắc và độ dày của đường hiển thị trong phần Style.
- Levels: 2 đường giới hạn nhằm xác định những vùng quá mua và quá bán là 20 và 80. Nhưng nếu trader muốn chỉnh sửa hai đường giới hạn đó thì cần phải nhấn vào thay đổi hoặc thêm số trong mục Add là hoàn thành.
- Scale và Visualization là hai mục mà trader có thể cài mặc định.
Bước 4: Cuối cùng là hãy nhấn vào phần “OK” để hoàn tất cài đặt MFI.
Cách sử dụng chỉ báo MFI
Cách sử dụng chỉ báo MFI có phần gần giống chỉ báo sức mạnh tương đối RSI, tuy nhiên tích hợp thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Cho nên cách dùng chỉ báo MFI sẽ linh động hơn nữa. Dưới đây là cách dùng đường MFI từ cơ bản đến nâng cao.
Dùng MFI để xác định xu hướng
Muốn xác lập xu hướng thị trường, trader cần thêm trong biểu đồ một đường 50 bằng cách vào cài đặt chỉ báo MFI trên MT4, chọn mục Levels => Nhấn Add và thêm đường 50. Sau đó, trader sẽ xác định xu hướng thị trường cụ thể là:

- Nếu MFI ở bên trên đường 50, cho biết thị trường đang có xu hướng tăng giá.
- Nếu MFI ở dưới đường 50, cho biết thị trường đang có xu hướng giảm giá.
Giao dịch với tín hiệu quá mua, quá bán
Tín hiệu giao dịch đổi chiều trong quá mua và quá bán của MFI thông thường không đủ lớn, do đó một số chuyên gia khuyến khích trader hãy tiến hành giao dịch theo xu hướng. Buy trong xu hướng tăng và Sell trong xu hướng giảm giá. Cách tiến hành như sau:
Sell khi MFI quá mua
Trader sẽ tìm kiếm lệnh bán khi xu hướng chính trên thị trường là Downtrend. Lệnh giao dịch sẽ được tiến hành khi giá đang ở trong quá trình tăng điều chỉnh và sắp quay trở lại xu hướng đúng.
Tín hiệu giao dịch:
Khi MFI ở trên đường 80, cho biết thị trường đang tiến đến vùng quá mua và dự đoán giá sẽ giảm theo xu hướng chính. Tuy nhiên, trader cần chú ý, nếu chỉ dùng một tín hiệu trên cho giao dịch thì trader nên xác định độ mạnh của xu hướng đó. Ngoài ra, tín hiệu quá mua hay bị nhiễu ở khung thời gian thấp, do đó khi phân tích trader cần chọn khung giờ lớn cho tín hiệu chuẩn xác hơn nữa.

Thực hiện giao dịch:
- Điểm đặt lệnh: Dựa theo các nến tín hiệu màu đỏ tại vùng tăng điều chỉnh khớp với vùng kháng cự quan trọng.
- Điểm stoploss: Trên vùng kháng cự quan trọng.
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R: R của trader hoặc căn cứ trên những ngưỡng trọng yếu của công cụ Fibonacci Extension.
Buy khi MFI quá bán
Trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy khi xu hướng chính trên thị trường là Uptrend. Lệnh giao dịch sẽ được tiến hành khi giá đang ở giai đoạn hạ điều chỉnh và chuẩn bị tăng lên lại theo xu hướng chính.
Khi MFI ở dưới đường 20, cho biết thị trường đang trong giai đoạn quá bán, báo hiệu giai đoạn điều chỉnh sắp được chấm dứt và giá sẽ đi lên. Lúc này trader nên vào lệnh Buy theo xu hướng tương tự như
- Điểm đặt lệnh: Theo các nến tín hiệu màu xanh tại vùng giảm điều chỉnh khớp với vùng hỗ trợ mạnh.
- Điểm stoploss: Dưới vùng hỗ trợ này
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R: R của trader hoặc căn cứ trên những điểm quan trọng nhất của công cụ Fibonacci Extension.
Giao dịch đảo chiều với tín hiệu phân kỳ của MFI
Bên cạnh áp dụng các vùng quá bán hay quá mua của MFI trong giao dịch thuận xu hướng, trader cũng có thể dựa trên tín hiệu phân kỳ của MFI và đường giá để xác định các giao dịch đảo chiều. Cách thực hiện như sau:
Lệnh Buy đảo chiều
Trong một xu hướng giảm, nếu có tín hiệu phân kỳ tăng giữa MFI và giá, cho biết xu hướng giảm đã suy giảm và sắp đổi chiều sang tăng. Khi này, trader có thể vào lệnh Buy theo xu hướng tăng giá mới như sau:
- Điểm đặt lệnh theo cây nến xanh xác nhận tăng giá tại vùng giao giá mới.
- Stoploss và take profit tương tự theo các chiến lược giao dịch bên trên.

Lệnh Sell đảo chiều
Trong một xu hướng tăng, xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa MFI và giá, cho biết phe mua đã suy yếu và giá sẽ đổi chiều thành giảm. Lúc này, trader cần vào lệnh Sell như sau:
- Điểm vào lệnh theo nến đỏ xác nhận giảm tại vùng cạnh tranh giá này.
- Stoploss va take profit cũng tương tự như các chiến lược giao dịch ở trên.
Failure Swings (biến động thất bại)
Failure Swings cũng là một chiến lược tìm các giao dịch đảo chiều có sử dụng chỉ báo MFI. Dưới đây là những bước cơ bản khi tìm các lệnh mua (Bullish) hay các lệnh bán (Bearish) .
Bullish MFI Failure Swing gồm 4 giai đoạn cụ thể là:
- Đầu tiên, MFI giảm xuống dưới 20 bước vào vùng quá bán.
- Sau đó, MFI tăng lên trên 20.
- Tiếp theo, MFI giảm xuống nhưng vẫn trên 20 (vẫn trên mức quá bán)
- Cuối cùng, MFI vượt lên trên mức cao trước đó> > Tìm ra tín hiệu Bullish MFI failure. Đây là thời điểm đặt lệnh Buy lý tưởng cho trader.

Bearish MFI Failure Swing cũng có 4 giai đoạn như sau:
- MFI tăng trên 80 bước vào vùng quá mua
- Sau đó, MFI giảm về lại dưới 80
- Tiếp đến, MFI tăng trở lại nhưng cũng dưới 80 ở trong vùng quá mua
- MFI giảm xuống thấp hơn mức thấp trước đó. Đây là thời điểm vào lệnh Sell lý tưởng cho trader.

Kết hợp MFI với một số chỉ báo khác
Bên cạnh việc sử dụng độc lập chỉ báo MFI kết hợp với hành động giá thì trader hoàn toàn có thể sử dụng thêm các công cụ phân tích và chỉ báo khác như: EMA, chỉ báo Ichimoku, các mô hình giá…. Trong phần này chúng tôi giới thiệu một cách kết hợp cơ bản đó là EMA và MFI.
Bên cạnh việc sử dụng độc lập chỉ báo MFI kết hợp với price action, trader hoàn toàn có thể dùng những công cụ hay chỉ báo phân tích khác ví dụ như: chỉ báo EMA, chỉ báo Ichimoku, các mô hình giá,…. Trong phần này, Gocdautu giới thiệu một sự kết hợp đơn giản giữa EMA và MFI.
- Tìm kiếm Lệnh mua: Cụm EMA cắt và có hướng đi lên, đồng thời IMF đang có dấu hiệu tiến vào vùng quá bán (<20).
- Tìm kiếm lệnh mua: Cụm EMA cắt và có hướng đi lên, chỉ số MFI đang có dấu hiệu tiến vào vùng quá mua (>80).
Ví dụ như cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H4, đã có một thời gian dài đi ngang và xu hướng chính vẫn là giảm. Mô hình giá hình chữ nhật thể hiện tính trung lập. Tuy nhiên, vì hành động giá đã có một giai đoạn break failure, từ chối di chuyển tăng giá cao hơn.

Tiếp theo, chỉ báo MFI tiến vào trong vùng quá mua và có dấu hiệu sẽ tiếp tục sụt giảm theo hướng downtrend chính. Đồng thời, ở vùng giá phục hồi lại thì EMA đã có tín hiệu giao cắt và đi theo chiều hướng giảm xuống. Các trader có thể tìm kiếm các điểm vào lệnh Sell thuận xu hướng tại đây. Stoploss được cho là an toàn ở bên trên vùng kháng cự quan trọng 1,099 và take profit theo target cá nhân.
Kết luận
Có thể nói Money Flow Index là chỉ báo “đạo hàm” của chỉ báo RSI, được nâng cấp thêm về khối lượng giao dịch nhằm mục đích hoàn thiện chỉ báo sức mạnh tương đối. Mặc dù chỉ báo được đánh giá cao, nhưng trader cũng không nên chủ quan chỉ dùng duy nhất chỉ báo MFI để giao dịch. Hãy linh động kết hợp với những công cụ phân tích khác cho ra kết quả cao.