Sóng Elliott là gì? Các quy tắc hoạt động của sóng Elliott
Sóng elliott là một công cụ phổ biến và được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích thị trường. Dựa trên lý thuyết sóng Elliott, trader có thể xác nhận xu hướng thị trường đang xảy ra như thế nào và tham gia giao dịch.

Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là nền móng của phân tích kỹ thuật được dùng để phân tích trong chu kỳ của thị trường cũng như dự đoán những xu hướng giá để tìm ra các chiến lược đầu tư chuẩn xác nhất.

Sóng Elliott miêu ta hành vi đám đông và được thể hiện thông qua những kiểu sóng lặp đi lặp lại. Bản chất chính của sóng là hy vọng, lòng tham và sự sợ hãi của các trader. Những tâm lý này xảy ra khá tương tự nhau cùng với thời gian nên hành động giao dịch cũng giống nhau.
Với các hành động này sẽ biểu hiện cụ thể trên đường biểu diễn giá, trở thành cơ sở để các trader phân tích, phán đoán thị trường, từ đó xác nhận được điểm đặt lệnh, rời lệnh hiệu quả nhất.
Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott
Sóng Elliott được xây dựng từ kế toán viên người Mỹ là Ralph Nelson Elliott (1871-1948) vào khoảng năm 1930. Sau vài năm phân tích và nghiên cứu dữ liệu chứng khoán, ông đã phát hiện thấy rằng thị trường không dao động một cách ngẫu nhiên mà tuân thủ theo quy luật và các chu kỳ như vậy luôn tiếp diễn.

Điều này là vì tâm lý của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng từ những nhân tố bên ngoài như tâm lý đám đông vào lúc bấy giờ. Elliott cho biết, nếu nhà đầu tư hiểu rõ các mô hình trên sẽ có dự báo trước hướng đi kế tiếp của giá cả.
Năm 1938, khi đã thu thập đầy đủ đầu mối ông đã xuất bản lý thuyết sóng Elliott lần đầu tiên trong quyển sách “The Wave Principle”. Đến năm 1939, ông đã tổng kết lại nội dung của lý thuyết sóng Elliott trên tạp chí Financial World và xuất bản trong cuốn sách Nature’s Laws phát hành năm 1946.
Hiện nay, lý thuyết sóng Elliott vẫn được những trader dùng phổ biến, rộng rãi và sử dụng để phân tích thị trường tài chính như: thị trường forex, chứng khoán và tiền điện tử.
Cấu trúc của sóng Elliott
Chu kỳ của sóng Elliott được xem là hoàn chỉnh khi có 8 sóng, trong đó 5 sóng đầu tiên (đánh số từ 1 – 5) là sóng động lực, dịch chuyển theo xu hướng chính, và 3 bước sóng điều chỉnh ngược lại so với xu hướng chính. Cả 2 cấu trúc sóng này đều có các đặc điểm riêng biệt như:
Sóng động lực
Sóng động lực gồm 5 sóng được đánh số từ 1 – 5. Trong đó, sóng 1, 3, 5 là sóng đẩy thuận xu hướng chính, còn sóng 2, 4 là sóng điều chỉnh ngược lại so với xu hướng chính. Đặc điểm như sau:
- Sóng 1: Có điểm khởi đầu là cuối cùng của xu hướng cũ. Lúc đó, tin tức còn rất tiêu cực nhưng một vài nhà đầu tư nhìn ra triển vọng và thấy đây là thời điểm tốt nên quyết định mua thêm và sau đó đẩy giá tăng trở lại.
- Sóng 2: Là sóng điều chỉnh của sóng 1, tuy nhiên chưa thể điều chỉnh thấp xuống điểm khởi đầu của sóng 1. Lý do xuất hiện sóng 2 là tại thời điểm này một số nhà đầu tư đang rút lệnh nhằm bảo vệ khoản lợi nhuận tiềm năng đã kiếm được.

- Sóng 3: Trong khi một số nhà đầu tư rút lệnh vì đã thu về khoản lợi nhuận tiềm năng, còn bộ phận khác vẫn tận dụng lúc thị trường giảm nhằm gia nhập trở lại thị trường. Chính điều này đẩy giá tăng cao hơn nữa. Thông thường, sóng 3 sẽ dài và mạnh mẽ nhất trong 5 sóng.
- Sóng 4: Sau khi thị trường tăng, nhiều nhà đầu tư tiếp tục chốt lãi làm giá giảm xuống. Tuy nhiên, sóng này cũng không mạnh lên so với sóng 3. Lý do là bởi các nhà đầu tư đều hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn.
- Sóng 5: Thời điểm này quá nhiều tin tức tốt được tung ra nên các nhà đầu tư mua để đẩy giá lên cao. Sóng 5 không có sức mạnh lớn bằng sóng 3.
Sóng điều chỉnh
Mô hình sóng điều chỉnh xuất hiện sau mô hình sóng đẩy, gồm những chuyển động giá đi ngược lại với xu thế thị trường ở thời điểm hiện tại. Khi xu hướng chính của thị trường tăng lên thì sóng điều chỉnh sẽ đi xuống hay đi ngang và ngược lại.
Sóng điều chỉnh không quá 5 sóng, thường là 3 sóng và có kí hiệu theo chữ cái A, B và C

- Sóng A: Nhà đầu tư đang rất lạc quan với xu thế sóng đẩy khi tin tức còn tương đối tốt. Khi này trader vẫn nghĩ đây sẽ là điều chỉnh của sóng đẩy.
- Sóng B: Các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng đây là sự nối tiếp của sóng động lực. Tin tức lúc này không còn là tốt nhưng cũng không hề xấu. Các mô hình giá và mô hình nến đổi chiều sẽ xuất hiện trong thời điểm này.
- Sóng C: Giá di chuyển về mức thấp nhất và nhiều người sẽ phát hiện thấy giá đã đổi chiều.
Các quy tắc cơ bản của sóng Elliott
Sóng Elliott mặc dù có nhiều mô hình khác nhau, song hầu hết chúng vẫn được thiết lập căn cứ trên 3 quy tắc cơ bản sau đây:
- Sóng 3 luôn luôn mạnh hơn và dài hơn trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5
- Sóng 2 bắt buộc không được thấp hơn so với điểm khởi đầu của sóng 1.
- Sóng 4 không được được đi vào trong vùng của sóng 1.

Bên cạnh đó, có các hướng dẫn giúp bạn đếm sóng đúng hơn. Tuy vậy, không giống như ba quy tắc ở trên, các chỉ dẫn này có thể sai. Cụ thể như sau:
- Đỉnh của sóng 5 đôi khi không thể đi xa hơn ngưỡng kết thúc của sóng 3. Đây được xem là hiện tượng sóng cụt (truncation).
- Sóng 5: Thường sẽ vượt lên hay cắt xuống đường xu hướng lúc này vẽ song song từ sóng 3 với đường xu hướng nối điểm mở đầu sóng 3 và sóng 5.
- Sóng 3: Thường sẽ mở rộng hơn và dài hơn trong tất cả 5 sóng.
- Sóng 2 và sóng 4: Thường sẽ bật trở lại khi gặp những vùng Fibonacci Retracement
Kết luận
Sóng Elliott là một công cụ hỗ trợ đắc lực và được rất nhiều nhà giao dịch áp dụng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Để áp dụng hiệu quả sóng elliott vào các giao dịch đòi hỏi cần phải có thời gian thực chiến để có thể xác định đúng sóng, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.