Pivot Point là gì? Cách cài đặt điểm xoay Pivot
Khi nhìn vào biểu đồ giá, nếu như các bạn vẫn chưa đủ tự tin để xác định các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng, thì Pivot Point chính là công cụ sẽ trợ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ này.

Pivot Point là gì?
Pivot Point hay được gọi là điểm xoay, là một chỉ báo kỹ thuật thường xuyên dùng trong phân tích xu hướng trên nhiều khung giờ khác nhau. Điểm mạnh của công cụ này đó là cho phép trader dự đoán được mức hỗ trợ hay kháng cự dựa trên giá trị trung bình của những vùng giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa các phiên giao dịch trước đó.

Dựa trên hành động giá và đường P, trader sẽ biết rõ xu hướng đang xảy ra trên thị trường tại những vùng kháng cự nào.
- Nếu giá ở bên trên đường P của Pivot Point, thì xu hướng sẽ là uptrend.
- Nếu giá ở dưới đường P của Pivot Point, thì xu hướng nghiêng về đà giảm.
- Các mức kháng cự, hỗ trợ là đường đi ngang trên đồ thị được ký hiệu là S và R.
Cấu tạo của điểm xoay Pivot
Cấu tạo của điểm Pivot Point có 7 đường như dưới đây:
- Đường Pivot hay còn có tên gọi là đường trung tâm P, trục giữa.
- 3 đường Resistance, nằm phía bên trên đường trung tâm P, ký hiệu: R1,R2 , R3.
- 3 đường Support, nằm phía bên dưới đường trung tâm P, ký hiệu: S1, S2, S3.

Tổng tất cả có 10 điểm xoay, nhưng thực tế giá thường chỉ chạm đến được vị trí S3 và R3, rất hiếm khi chạm tới vị trí S4, S5, R4, R5. Chính vì vậy mà chỉ có 6 điểm xoay thường chạm vào.
Cách tính điểm xoay Pivot
Pivot Point và các vùng kháng cự, hỗ trợ của nó được tính dựa vào giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất ở phiên giao dịch trước. Cụ thể như sau:
Đường trung tâm P: Pivot Point = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3
Những đường S (S1 – S3), nằm phía bên dưới đường trung tâm, có vai trò là đường hỗ trợ.
- S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao nhất (phiên giao dịch trước)
- S2 = Pivot Point – Rang = Pivot Point – (Giá cao nhất phiên trước– Giá thấp nhất phiên trước)
- S3 = Giá thấp nhất phiên trước – 2x(Giá cao nhất phiên trước – Pivot Point)
Những đường R (R1-R3),nằm phía bên trên đường trung tâm, có vai trò là đường kháng cự.
- R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp nhất phiên trước
- R2 = Pivot Point + Range = Pivot +(Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
- R3 = Giá cao nhất phiên trước + 2(Pivot Point – Giá thấp nhất phiên trước)
Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên MT4
Những chỉ báo khác, phần mềm MT4 được tích hợp sẵn trên đó, nhưng riêng với chỉ báo này thì không. Vì vậy, việc cài đặt chỉ báo hơi phức tạp. Cụ thể các bước cài đặt như sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên phần mềm MT4 ( nếu chưa có hãy tải về thiết bị của bạn).
Bước 2: Tải điểm xoay Pivot và mở file vừa tải về, hãy nhớ giải nén.
Bước 3: Ở thanh công cụ nằm ngang, nhấn vào mục File => Open Data Folder.

Bước 4: Sau đó chọn ở mục MQL4 => Indicators.

Ở phần Indicators, các trader cần phải copy file chỉ báo vừa download và dán vào trong mục này. Khi chỉ báo Pivot Point hiển thị trong thư mục vậy là đã hoàn tất.
Bước 5: Về lại giao diện chính của nền tảng MT4 => Navigators => Indicatorsn => Pivot Point.
Và những đường như R1, R2, R3, PP, S1, S2, S3 đã hiển thị hétt trên biểu đồ giá. Việc tiếp theo của các trader là kéo dài các đường này để theo sát hành động giá và tìm kiếm cơ hội để giao dịch.
Mối quan hệ giữa điểm Pivot Poin với các mức R và S
PP thường được gọi là “con nhà người ta” nằm ở vị trí trung tâm để từ đó các mức R và S sẽ được chiếu vào. Trong khi, phía trên là những vùng S hay vùng hỗ trợ hay phía dưới sẽ là các vùng kháng cự hay R. Cũng bởi sự bố trí như vậy mà trader thường sẽ xem xét mối quan hệ theo những cặp đối xứng giữa R1 với S1; R2 với S2; và R3 với S3.

Trong số đó R1 điểm PP và S1 sẽ được chú ý nhiều nhất vì khi giá phá vỡ điểm xoay này sẽ là mấu chốt cho trader quan sát đặt lệnh, hành động này sẽ được coi là giá phá vỡ điểm trục rồi đi lên S1 hoặc di chuyển xuống R 1. Tuy nhiên, điểm trục đó cũng không dễ bị phá vỡ ngay, giá sẽ di chuyển quay quanh điểm này rất nhiều lần trước khi bị phá vỡ để đi đến R tức kháng cự hoặc S là vùng hỗ trợ.
Một số điểm cần lưu ý về Pivot Point

- Điểm xoay Pivot là những mức giá có vai trò như là các vùng hỗ trợ và kháng cự. —Bằng cách sử dụng 3 mức là giá đóng cửa, giá cao và giá thấp trong tính toán, nên điểm xoay Pivot được đánh giá khá cao khi theo dõi sát những mức giá gần với giá đang giao dịch nhất nên giúp giảm độ trễ của giá cả đến mức tối đa so với các loại chỉ báo khác.
- Cấu tạo của điểm xoay Pivot sẽ bao gồm: điểm trục chính được kí hiệu là PP với ba mức kháng cự ở trên (R 1, R2 và R 3) và ba mức giá bên dưới (S 1, S2 và S 3) .
- Khác với đường trendline, EMA các mức điểm quay Pivot sẽ giống nhau trong cùng khung giờ, và chỉ có duy nhất 1 công thức để tính toán. Tuy nhiên, những điểm xoay này sẽ chỉ có giá trị trong ngày hôm trước, qua hết ngày hôm sau sẽ là các mức điểm xoay khác và đúng hơn nữa là các mức R1, R2, R3 và S1, S2 S2 cùng điểm PP luôn luôn thay đổi từng ngày.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ báo pivot point. Hy vọng với những gì mà Gocdautu cung cấp sẽ cho bạn nhiều góc nhìn hơn về chỉ báo. Đồng thời giúp bạn có lựa chọn để giao dịch tối đa hiệu quả.