Peter Brandt và những kinh nghiệm về Crypto (Phần 1)
Peter Brandt, một nhà giao dịch lão làng, người được biết đến trong thế giới tiền điện tử khi đã dự đoán đúng đợt sụt giảm lịch sử của thị trường bitcoin. Dưới đây là những kinh nghiệm vô cùng quý giá được ông chia sẻ khi tham gia thị trường crypto.
Sơ lược về Peter Brandt
Brandt là trader hàng hoá từ năm 1976. Vào năm 1990, vị chuyên gia này đã xuất bản cuốn sách Giao dịch hàng hoá tương lai với nhiều biểu đồ cổ điển. Sau đó, đến năm 2011, nhà xuất bản John Wiley & Sons đã cho ra đời cuốn sách thứ hai của Brandt, Nhật ký của một trader hàng hoá chuyên nghiệp và “đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon suốt 27 tuần”.

Peter Brandt được coi là một trader huyền thoại với 43 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính theo mô hình cổ điển. Đối với Bitcoin nói riêng và lĩnh vực crypto nói chung, ông cũng dành sự quan tâm vô cùng đặc biệt, ông liên tục đưa ra những phân tích về thị trường này trên trang twitter cá nhân.
Bài học kinh điển của Peter Brandt

- Giới hạn mức thua lỗ là nhân tố Trading quan trọng nhất. Vốn luôn là hàng tồn kho của một trader. Nếu mất vốn thì chẳng kinh doanh gì cả.
- Khi trader tính toán “Sai”, nó được coi là lần đầu tiên được rút kinh nghiệm. Khi trader “Sai”, nó được coi là thất bại. Khác biệt cực rộng.
- Có 2 nhân tố quan trọng của bất cứ một lệnh nào là thời điểm và xu hướng . Chỉ cần sai 1 trong 2 thì lệnh sẽ thất bại. Tôi muốn tập trung nhiều hơn thời gian sao cho nếu tôi sai lầm trong xu hướng việc lỗ sẽ thấp hơn.
- Tôi đã đủ trưởng thành để thấy nhiều ngân hàng phải phá sản trong năm 1929 (đại khủng hoảng). Sẽ có ngày tất cả mọi ngân hàng (trừ sàn giao dịch crypto) sẽ bị đóng cửa khi trader muốn rút tiền Tether. Short tether tại bất cứ giá nào gần $1 là một cú trade tuyệt vời.
- Nếu giá BTC lên trên mức $100.000 những trader áp dụng nó sẽ vượt qua nhiều lần những trader dùng các công cụ phức tạp (Bollinger Bands, RSI, Fibs, đồ thị, trendline, …) và sẽ vươn xa hơn các trader đầu tư vào shitcoin.
- Có một sai lầm nghiêm trọng trong tư duy của những Trader cho thấy nếu có đủ các Trader sử dụng cùng một mô hình giá thì mô hình ấy sẽ trở nên hợp lý. Thực ra điều ngược lại mới chính xác. Các mô hình đồ thị được hình thành và giao dịch theo cách mà mọi Trader sẽ thất bại.
- Nếu bạn có cảm giác bắt buộc để giao dịch, khao khát được đặt lệnh, và sự hứng thú bao giờ cũng muốn tham gia thị trường, vậy thôi hãy đi Las Vegas cờ bạc. Ít ra bạn sẽ có được một bữa bò bít tết giá rẻ và nước giải khát miễn phí ngay khi bị thua tiền.
- Không bearish không có nghĩa là bullish.
- 4 điều dưới đây ảnh hưởng vô cùng xấu tới hiệu suất của trade theo đồ thị:
-
- Cảm giác bắt buộc phải dự đoán đúng
- Sự sợ hãi đối với khả năng thắng (win rate)
- Sự hoài nghi đối với khả năng một mô hình sẽ thành công (nếu thành công có ý nghĩa nào đó)
- Sự phủ nhận một số đỉnh trước đó
- Phần lớn những Trader thật sự tài giỏi như tôi đã biết có mức lãi thuần dao động khoảng 15% số lệnh giao dịch của họ. Một trong những phần khó khăn nhất của trading là sống sót qua 85% số lệnh giao dịch còn tồn đọng (với số thua lỗ thấp và lãi nhỏ đến trung bình) để có được 15% kia.
- Nếu mục tiêu của bạn là làm một trader pro, câu hỏi bạn nên đặt sẽ không phải là “Năm nay thu về mấy tiền?”. Câu hỏi bạn nên đặt là “Ai có thể sống sót trên thị trường chứng khoán suốt 30 năm tới?”.
- Một trader mới vô nghề trước tiên phải học cách đánh thua, trước khi học cách để thắng. Thua lỗ là một chức năng cơ bản của việc học giữ vốn.
- Một trader nên có nhận thức đối với nhiều khung giờ khác nhau của một thị trường. Nếu những khung giờ này cùng hướng thì đó là cơ hội cho trade, và nếu không hãy ở ngoài nhìn.
- Một thực tế của trading – một Trader thường đặt số lượng lệnh rất lớn khi dự đoán sai, và khá nhỏ khi dự đoán chính xác.
Legendary Trader Peter Brandt - Trong suốt 43 năm giao dịch phái sinh của tôi, các cú trade tuyệt vời tự tìm đến tôi vì bản thân chúng quá “tự tin”. Việc nghiên cứu những đồ thị nhằm tìm kiếm một cú trade thật sự là vô ích.
- Hầu hết các tay phân tích kỹ thuật có kinh nghiệm đều bị thuyết phục về sự đáng tin tưởng của mô hình giá. Còn bản thân tôi lại rất quan tâm về việc một mô hình giá đem đến cho mình một cú trade hoà. (ý nói mô hình giá chỉ cần đem đến một cú trade hoà đã là tuyệt nhất đấy, chớ nên kỳ vọng là mô hình sẽ thành công và đem về lợi nhuận)
- USDTRY là một ví dụ tuyệt vời khi biểu đồ có sự thay đổi và đem đến những kết quả trái ngược nhau. Tam giác cân được mô tả như là “mẫu hình của sự không dứt khoát và lúng túng”. Tôi không thể trade khi đã bị phá vỡ và phải rời khỏi những thị trường đi xuống.
- Công thức của thảm hoạ trading: FOMO (fear of missing out) + FOL (fear of losing) = Cháy Tài Khoản
- Tôi rất tin vào những nhân tố căn bản dẫn đường đến giá, tuy nhiên như Bloomberg và CNBC nói tôi chỉ có thể hiểu rõ được nhân tố này có ý nghĩa gì sau một năm khi xu hướng đã chấm dứt rất nhiều.
- Có quá nhiều sai lầm mà những trader mới bước vô thị trường thường làm theo, một vài trong số đó:
-
- Win rate – sự ám ảnh buộc phải dự đoán trước
- Tìm kiếm lệnh thứ 2 có setup tương tự lệnh đầu tiên (ý nói thị trường liên tục biến đổi, setup thứ 2 giống setup 1 không hẳn sẽ thành công)
- % thời gian một mẫu hình sẽ thành công
- Bắt dao rơi
- Tìm kiếm một cú trade (ý nói không nên đi tìm kiếm các cú trade, những trade đó sẽ tự nhiên tồn tại rồi tìm thấy ta)
Kết luận
Chắc hẳn mỗi người khi tham gia vào thị trường đều có sự chuẩn bị riêng. Không cách này thì cách khác. Hi vọng với những kinh nghiệm quý báu của Peter Brandt sẽ giúp ích cho quá trình đầu tư của bạn. Chúc bạn giao dịch thành công.