Mô hình tam giác (Triangle) là gì? Các loại mô hình và cách giao dịch đạt hiệu quả – Phần 2
Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu kỉ về mô hình tam giác (Triangle) là gì? tổng quan về các mẫu mô hình cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nó. Tiếp theo, trong phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách giao dịch với mô hình tam giác và những điều cần chú ý khi áp dụng mô hình này vào trong giao dịch. Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu ngay dưới đây.

Cách giao dịch với mô hình tam giác
Với mỗi mô hình tam giác sẽ mang đến tín hiệu khác nhau. Vì vậy, khi giao dịch các trader cần phải nhận biết sớm, phân loại tín hiệu để đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp. Sau đây là các phương pháp giao dịch với từng loại mô hình, cụ thể như sau:
Bước 1: Xác nhận xu hướng
Mô hình tam giác cho dù là mô hình cân, mô hình tăng hay mô hình giảm thì đều hình thành sau một xu hướng rõ rệt. Vì thế, trader phải áp dụng những công cụ và phân tích nhiều khung giờ khác nhau để xác nhận xu hướng.
Bước 2: Nhận diện mô hình tam giác
Dùng công cụ vẽ để vẽ mô hình tam giác. Hoặc có thể sử dụng đường xu hướng để nối những đỉnh và đáy của mô hình lại với nhau. Chú ý: Với mỗi đường trendline cần phải đi qua ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy và ở giữa đường giá và đường trendline không được có nhiều khoảng trống.
Bước 3: Tìm kiếm điểm vào lệnh
Để tìm điểm đặt lệnh, điểm stoploss và take profit, các trader cần phải dựa vào các loại mô hình tam giác. Với từng mô hình sẽ có cách đăt lệnh khác nhau, cụ thể như sau:
Mô hình tam giác tăng
Mô hình này mang đến tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng nên trước đó phải là một xu hướng tăng vẫn đang còn rất mạnh. Trader phải kiên nhẫn chờ khi giá breakout ra khỏi ngưỡng kháng cự ở phía trên để vào lệnh Buy, cách đặt lệnh như sau:

- Điểm đặt lệnh: Ở mức giá đóng cửa của nến màu xanh breakout ra khỏi ngưỡng kháng cự hoặc an toàn hơn trader có thể đợi giá quay lại retest tại vùng phá vỡ.
- Điểm stoploss: Phía bên dưới đáy gần nhất của mô hình
- Điểm take profit: Cách điểm đặt lệnh một khoảng bằng với chiều cao của tam giác.
Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm cũng mang đến tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm nên trước đó phải là xu hướng giảm còn rất mạnh, chưa có biểu hiện của sự suy yếu. Sau đó, trader cần phải kiên nhẫn đợi giá breakout ra khỏi mô hình để bắt đầu giao dịch. Cách đặt lệnh như sau:

- Điểm đặt lệnh: Ở mức giá đóng cửa của nến màu đỏ breakout ra khỏi ngưỡng hỗ trợ hoặc trader có thể đợi giá quay lại retest tại ngưỡng phá vỡ để vào lệnh. Cách đặt lệnh thứ 2 này sẽ hỗ trợ trader tránh được phá vỡ giả, gây nhiễu.
- Điểm stoploss: Phía bên trên đỉnh gần nhất của mô hình
- Điểm take profit: Cách điểm đặt lệnh với một khoảng bằng với chiều cao của tam giác.
Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân không mang đến những tín hiệu tiếp diễn hay đảo chiều mà chỉ cho biết sự tạm nghỉ của xu hướng hiện tại. Để giao dịch thành công với mô hình này, các trader cần phải kiên nhẫn chờ đợi breakout. Nếu giá phá vỡ cạnh trên, lúc này trader thực hiện lệnh Buy và ngược lại, nếu giá phá vỡ cạnh dưới thực hiện lệnh Sell. Cách thực hiện lệnh:

- Điểm đặt lệnh: Vào lệnh Buy ở mức giá đóng cửa của nến màu xanh breakout ra khỏi đường trendline giảm. Vào lệnh Sell ở mức giá đóng cửa của nến màu đỏ breakout ra khỏi đường trendline tăng. Đối với tam giác cân, các trader cần phải đợi giá quay lại retest để đảm bảo việc thực hiện lệnh được an toàn.
- Điểm stoploss và điểm take profit: Cũng giống như với mô hình tam giác giảm và mô hình tam giác tăng.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình tam giác
Với bất kỳ công cụ phân tích nào cũng sẽ tồn tại 2 mặt ưu điểm và nhược điểm. Mô hình tam giác cũng vậy, trong thực tế trader vẫn chịu thua lỗ với mô hình này. Vậy cách để phòng tránh thua lỗ là gì? Dưới đây là một vài chú ý mà Gocdautu muốn chia sẽ đến các trader.

- Xác nhận đúng chuẩn xác xu hướng trước khi tạo thành mô hình. Đối với mô hình tam giá tăng và mô hình tam giác giảm thì cần phải đảm bảo xu hướng vẫn đang còn rất mạnh.
- Kiên nhẫn chờ đợi giá breakout ra khỏi mô hình và nắm được đặc điểm của mô hình tam giác để có thể phân biệt với những mô hình giá khác.
- Tuyệt đối không áp dụng một mình tín hiệu từ mô hình giá mà nên kết hợp ít nhất hai tín hiệu từ những chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật khác.
- Không một ai có thể đảm bảo rằng giá sẽ đi đúng hướng như những gì mình dự đoán, mong muốn và thực tế sai số vẫn đang hiện hữu rất nhiều. Vì vậy, các trader không được quên đặt stoploss và điểm take profit cho mỗi lệnh giao dịch.
- Luôn luôn tuân thủ quy tắc quản lý vốn và rủi ro. Và không được FOMO hay cố gắng gồng lời, gồng lỗ, mà dời stoploss và take profit.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về mô hình tam giác mà Gocdautu muốn mang đến cho các trader. Hy vọng, qua bài viết này các trader sẽ có thêm kiến thức để xác nhận mô hình tam giác chuẩn xác và biết cách giao dịch khi mô hình tam giác hình thành.
Hãy nhớ rằng nếu muốn thành công trong thị trường forex, điều cơ bản các bạn cần ghi nhớ là luôn luôn đặt ra giới hạn trước khi mở bất kỳ một lệnh nào, tuyệt đối không giao dịch với số tiền vượt quá khả năng chịu lỗ của mình