Mô hình kim cương là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình này
Dựa trên tín hiệu mà mô hình giá đưa ra, trader có thể phán đoán xu hướng và tìm điểm vào lệnh. Một trong số đó phải kể đến mô hình kim cương – Đây là mô hình ít xuất hiện tuy nhiện, tín hiệu mà nó đưa ra cũng quý giá như kim cương vậy. Để không bỏ lỡ những cơ hội giao dịch tốt, trong bài viết này, Gocdautu sẽ cung cấp các thông tin về mô hình kim cương.

Mô hình kim cương là gì?
Mô hình kim cương (Diamond) là một trong những mô hình giá đảo chiều rất mạnh, được hình thành bởi 2 hình tam giác ghép lại với nhau. Theo dõi trên biểu đồ có hình dạng giống như hình thoi hay viên kim cương.
Mô hình kim cương gồm 2 phần: Một phần tam giác mở rộng (có 2 đường nối những đỉnh, những đáy hội tụ lại một điểm nằm bên trái) và một phần tam giác thu hẹp (có 2 đường thẳng nối những đỉnh, đáy tiến tới hội tụ nằm bên phải mô hình).

Mô hình kim cương sau khi kết thúc sẽ mang đến tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm giá hoặc từ giảm sang tăng giá, tùy thuộc ở từng mẫu hình. Mô hình này tương tự với mô hình vai đầu vai nên khi giao dịch, các trader cần nắm rõ đặc điểm của các mô hình để tránh bị nhầm lẫn dẫn đến các quyết định sai.
Các loại mô hình kim cương
Mô hình kim cương đưa ra tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm giá hoặc từ giảm sang tăng giá. Dựa trên những tín hiệu đó mà chia mô hình kim cương thành 2 loại như sau:
- Mô hình Diamond Top: Báo hiệu đảo chiều hướng giảm xuống
- Mô hình Diamond Bottom: Đưa ra tín hiệu đảo chiều hướng tăng lên
Mô hình Diamond Top
Diamond Top hay còn có tên gọi là mô hình kim cương đỉnh thường hình thành sau một xu hướng tăng đã suy yếu, đưa ra tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm giá. Mô hình này có đặc điểm như sau:

- Trước khi tạo thành mô hình kim cương đỉnh buộc có một xu hướng tăng rõ rệt.
- Mô hình được hình thành bởi 2 đường hỗ trợ ở bên dưới và 2 đường kháng cự ở bên trên.
- Breakout: Nến phá vỡ cạnh dưới của tam giác thu hẹp sẽ giảm mạnh sau đó.
Mô hình Diamond Bottom
Diamond Bottom hay còn gọi là mô hình kim cương đáy cho biết tín hiệu của phe bán đã suy yếu và giá sắp đảo chiều từ giảm sang tăng lên. Mô hình này có đặc điểm như sau:

- Trước khi tạo thành mô hình kim cương đáy buộc có một xu hướng giảm và đã có biểu hiện suy yếu.
- Mô hình được hình thành bởi 2 đường hỗ trợ phía bên dưới và 2 đường kháng cự phía bên trên.
- Breakout: Nến phá vỡ cạnh trên của tam giác thu hẹp sẽ tăng mạnh sau đó.
Cách giao dịch với mô hình giá kim cương
Mô hình kim cương ít xuất hiện không nhưng tín hiệu đảo chiều mà mô hình này đưa ra rất mạnh mẽ. Cách giao dịch với mẫu hình này khá dễ dàng, các trader có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Xác nhận mô hình kim cương
- Đối với mô hình kim cương đỉnh: Xu hướng trước đó bắt buộc là Uptrend và đã có biểu hiện suy yếu khi liên tục thất bại trong việc hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Đối với mô hình kim cương đáy: Trước đó phải là xu hướng Downtrend. Xu hướng này cũng phải có biểu hiện suy yếu khi không thành công trong việc hình thành đáy sau thấp hơn đáy trước.
Để xác nhận xu hướng, các trader có thể theo dõi trên biểu đồ giá, dùng công cụ trendline, kênh giá, hỗ trợ và kháng cự hoặc phân tích trên các khung giờ lớn hơn. Sau đó, nhận dạng đúng mô hình kim cương dựa vào các đặc điểmcủa mô hình. Kiên nhẫn chờ đợi giá breakout, lúc này mới tiến hành vào lệnh.
Bước 2: Vào lệnh
Đối với mô hình kim cương đỉnh
Với mô hình kim cương đỉnh, giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm giá sau khi breakout ra khỏi mô hình. Lúc này trader vào lệnh Sell đón đầu xu hướng giảm.
- Điểm đặt lệnh: Ở mức giá đóng cửa của nến breakout khỏi cạnh dưới của tam giác thu hẹp.
- Điểm stoploss: Nằm bên trên đỉnh sát nhất hoặc đỉnh của viên kim cương, phụ thuộc vào chiến lược của trader.
- Điểm take profit: Cách điểm đặt lệnh một khoảng bằng chiều cao của hình thoi.
Ví dụ:

Cặp tiền GBP/AUD khung giờ 30m đang có xu hướng tăng, nhưng xu hướng này đã suy giảm khi không thành công trong việc hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tiếp đó, có sự xuất hiện của mô hình kim cương đỉnh và giá breakout khỏi cạnh dưới của tam giác thu hẹp.
Lúc này trader vào lệnh Sell ở mức giá đóng cửa của nến màu đỏ breakout ra khỏi cạnh dưới tam giác thu hẹp, stoploss bên trên đỉnh gần nhất và take profit cách điểm đặt lệnh bằng chiều cao của mô hình.
Đối với mô hình kim cương đáy
Với mô hình này, giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng giá sau khi breakout, lúc này trader vào lệnh Buy đảo chiều.
- Điểm đặt lệnh: Ở mức giá đóng cửa của nến breakout khỏi cạnh trên của tam giác thu hẹp.
- Điểm stoploss: Bên dưới đáy sát nhất hoặc ở đáy thấp nhất của mô hình.
- Điểm take profit: Cách điểm đặt lệnh bằng chiều cao của viên kim cương.
Ví dụ:

Cặp tiền GBP/AUD khung giờ 30m có xu hướng trước đó là xu hướng giảm. Sau đó, xu hướng giảm hình thành nên một mô hình kim cương. Mô hình này có phần tam giác sau có tạo được đỉnh sau cao hơn đỉnh trước cho biết phe mua đang nắm giữ quyền. Sau đó, giá break out khỏi cạnh trên và giá đi theo hướng phá vỡ.Lúc này, trader vào lệnh Buy.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Gocdautu muốn cung cấp. Chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp các nhà giao dịch xác định đúng và biết cách giao dịch khi nhận thấy mô hình này trên biểu đồ. Tuy vậy, trong quá trình giao dịch trader nên kết hợp với những công cụ chỉ báo khác để xác định lại tín hiệu đảo chiều. Và luôn luôn đặt stoploss, take profit và tuân thủ kỷ luật khi giao dịch.