Mô hình Harmonic là gì? Các đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả của mô hình – Phần 2
Tiếp theo, trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các mô hình Harmonic, ưu điểm và nhược điểm của mô hình này. Đồng thời là những cách để giao dịch với mô hình sao cho đạt hiệu quả. Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu ngay dưới đây.

Các mô hình giá Harmonic phổ biến
Mô hình con dơi
Mô hình con dơi được phát hiện bởi Scott Carney vào năm 2001. Mô hình này tương tự với mẫu hình Gartley nhưng đoạn AB sẽ điều chỉnh ngắn hơn và CD sẽ dài hơn. Mô hình này cũng có 2 loại: Bullish Bat và Bearish Bat.

Mô hình Bullish Bat
- Giá dịch chuyển tăng từ điểm X lên điểm A
- Tiếp đó, lại từ điểm A giảm xuống điểm B ở mức thoái lui là 38,2% – 50% của đoạn XA.
- Tại điểm B giá quay đầu tăng điều chỉnh lên điểm C ở điểm thoái lui từ 38,2% đến 88,6% của đoạn AB.
- Tại điểm C giá quay ngược giảm xuống điểm D ở mức mở rộng 161,8% đến 261,8% của đoạn AB hay D cũng là mức thoái lui 88.6% đoạn XA.
Sau khi kết thúc ở điểm D giá sẽ tăng, lúc này trader vào lệnh Buy để đón đầu xu hướng.
Mô hình Bearish Bat
- Giá dịch chuyển giảm từ điểm X về điểm A.
- Tiếp đó, giá lại tăng điều chỉnh từ điểm A đến điểm B ở mức thoái lui là 38,2% – 50% của XA.
- Tại điểm B giá lại giảm điều chỉnh về điểm C ở mức thoái lui từ 38,2% đến 88,6% của đoạn xu hướng AB.
- Tại điểm C giá sẽ quay đầu tăng lên điểm D ở điểm mở rộng 161,8% đến 261,8% của đoạn AB. Đồng thời, D cũng là thoái lui 88.6% của XA.
Sau khi kết thúc tại điểm D giá sẽ giảm, lúc này trader vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng.
Mô hình 3 sóng ngang
Mô hình này khá giống với mô hình AB = CD cũng là tiền thân của mô hình sóng Elliott. Tuy nhiên, mẫu hình này lại có 3 sóng và 2 đoạn hồi lại. Ở mô hình này cũng phân thành 2 loại: Mô hình 3 sóng ngang tăng và giảm.

Mô hình 3 sóng ngang tăng
- Sóng 1: Sóng giảm.
- Sóng A là đoạn điều chỉnh tăng so với sóng 1 và dừng lại tại mức thoái lui là 61.8% của sóng 1.
- Sóng 2: Sóng giảm và dừng lại tại mức mở rộng là 127% của sóng 1.
- Sóng B là tăng điều chỉnh ở mức thoái lui 61,8% so với sóng 2.
- Sóng 3: Sóng giảm ở mức 127% so với sóng 2.
- Thời gian tạo thành sóng 2, 3 bằng nhau và sóng A, B cũng sẽ bằng nhau.
Sau khi sóng 3 kết thúc thị trường sẽ đảo chiều tăng. Lúc này, Trader vào lệnh Buy.
Mô hình 3 sóng ngang giảm
- Sóng 1: Sóng tăng.
- Sóng A là đoạn điều chỉnh giảm so với sóng 1 và dừng lại tại mức thoái lui là 61.8% của sóng 1.
- Sóng 2: Sóng tăng và dừng lại tại mức mở rộng là 127% của sóng 1.
- Sóng B là điều chỉnh giảm ở mức thoái lui 61,8% so với sóng 2.
- Sóng 3 là điều chỉnh tăng ở mức 127% so với sóng 2.
- Thời gian tạo thành sóng 2, 3 bằng nhau và sóng A, B cũng sẽ bằng nhau.
Sau khi sóng 3 kết thúc thị trường sẽ đảo chiều giảm. Lúc này, Trader vào lệnh Sell.
Mô hình cá mập
Mô hình cá mập được phát minh bởi Scott Carney và có nhiều nét tương tự với mô hình con cua. Đây là một mô hình có 5 chân, với những điểm được đánh dấu theo thứ tự là O, X, A, B và X. Đồng thời, cũng có 2 loại: Bullish Shark và Bearish Shark. Hai mô hình này đáp ứng được các quy tắc Fibonacci như sau:
Mô hình Bullish Shark

- Lúc đầu, giá dịch chuyển tăng từ điểm O đến điểm X
- Tiếp đó, giá lại giảm điều chỉnh từ điểm X về điểm A
- Tại điểm A giá lại tăng điều chỉnh lên điểm B ở mức Fibonacci thoái lui từ 113% đến 161.8% của đoạn XA.
- Sau đó, từ điểm B giá sẽ giảm một đoạn dài đến điểm C ở mức Fibonacci mở rộng từ 161.8% đến 224%. Hay điểm C cũng là mức thoái lui từ 88.6% đến 113% của OX.
Sau khi kết thúc tại điểm C giá sẽ tăng lên, lúc này trader có thể đón đầu xu hướng với lệnh Buy.
Mô hình Bearish Shark
- Lúc đầu giá di chuyển giảm từ điểm O đến điểm X
- Tiếp đó, giá lại tăng điều chỉnh từ điểm X về điểm A
- Từ điểm A giá lại giảm điều chỉnh đến điểm B ở mức Fibonacci thoái lui từ 113% đến 161.8% của đoạn XA.
- Tại điểm B giá sẽ tăng một đoạn dài về điểm C ở mức Fibonacci mở rộng từ 161.8% đến 224%. Hay điểm C cũng là mức thoái lui từ 88.6% đến 113% của OX.

Sau khi kết thúc tại điểm C giá sẽ giảm lên, lúc này trader có thể đón đầu xu hướng với lệnh Sell.
Lưu ý: Tất cả những mô hình đều có các đoạn tăng giảm điều chỉnh trên một khoảng Fibonacci từ điểm A đến điểm B. Khi xác định trader chỉ cần xác định những điểm giao động đó nằm trên khoảng từ điểm A đến B chứ không cần bằng A hoặc B.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Harmonic
Mô hình Harmonic có nhiều mẫu hình khác nhau ngoài ra còn có các mức Fibonacci cũng có nhiều điểm khác biệt. Cũng bởi vì sự phức tạp này mà nhiều trader còn hơi e ngại khi áp dụng công cụ trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, mẫu hình giá này lại có rất nhiều ưu điểm. Sau đây, là những ưu điểm, nhược điểm của mô hình này để giúp trader đưa ra quyết định nên hay không.
Ưu điểm
- Mô hình Harmonic mang đến cho trader điểm vào lệnh, stoploss, take profit với tỷ lệ chuẩn xác vô cùng lớn.
- Mô hình này thường xuất hiện trên biểu đồ giá nên sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các trader.
- Sử dụng tỷ lệ Fibonacci càng khiến cho những tín hiệu trở nên đáng tin cậy hơn.
- Có thể kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác như chỉ báo CCI, RSI, MACD, SMA,…
- Tín hiệu mà mô hình Harmonic mang đến chính xác trên mọi khung giờ.
- Do được cấu tạo bởi các đợt sóng rất cơ bản, gồm những đợt sóng chính và xen kẽ các đợt sóng điều chỉnh, nên rất dễ dàng xuất hiện và được lặp lại nhiều lần.

Nhược điểm
- Mô hình Harmonic có nhiều loại và mỗi loại sẽ có tỷ lệ Fibonacci khác nhau, chính điều này đã làm cho các trader thường bị hoang mang và không nhớ chính xác từng loại. Các trader mới tham gia vào thị trường sẽ ít dùng đến mô hình này dù độ chuẩn xác cao.
- Dễ có sự nhầm lẫn với các mô hình giá khác.
- Phụ thuộc vào khả năng theo dõi xác định của mỗi trader.
Cách giao dịch với mô hình Harmonic
Cách giao dịch với mô hình Harmonic rất đơn giản, nhưng quan trọng nhất là các trader phải xác nhận đúng mẫu hình để đưa ra chiến lược giao dịch thích hợp. Cách giao dịch được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác nhận mô hình
Để làm được điều này các trader phải dùng khả năng theo dõi, bám sát vào biểu đồ cũng như trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên, thời điểm này sẽ rất khó phân loại được mẫu hình vì chưa có tỷ lệ Fibonacci chuẩn xác. Lúc này, trader chỉ có thể đánh dấu những điểm đỉnh và đáy trên biểu đồ.
Bước 2: Vẽ mô hình Harmonic
Để xác định mô hình Harmonic, Gocdautu khuyến khích các trader nên sử dụng tradingview vì công cụ này đã tích hợp sẵn những mẫu Harmonic.

- Để vẽ mô hình này, các trader nhấn chọn ở mục những mẫu ở thanh công cụ vẽ phía bên trái biểu đồ.
- Tiếp đó, nhấn vào mũi tên để chọn mẫu. Lúc này các trader chọn vào mẫu hình XABCD hoặc ABCD để vẽ.
- Trên biểu đồ xác nhận điểm X kéo đến A, B, C, D
Khi đó trên mẫu hình đã hiển thị tỷ lệ Fibonacci. Dựa trên tỷ lệ mà trader sẽ phân loại mẫu hình Harmonic thuộc loại nào, là mẫu hình tăng hay giảm. Trader có thể dựa vào những tỷ lệ Fibonacci theo từng mẫu hình để phân loại.
Bước 3: Vào lệnh
Tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán, điểm stoploss và take profit theo từng loại mẫu hình Harmonic.
Kết luận
Bài viết trên Gocdautu đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức khái quát nhất về mô hình Harmonic. Hy vọng rằng những kiến thức này có thể giúp các trader dễ dàng xác nhận được mẫu hình giá Harmonic và biết cách giao dịch khi gặp mô hình này. Hãy tập luyện thường xuyên, sau một thời gian chắc chắn mô hình này sẽ không thể làm khó bạn.