-
Mô hình giá Diving Board
Mô hình Diving Board (Cầu Nhảy) là mô hình có tần suất xuất hiện ít trong thị trường forex. Mô hình này mang đến tín hiệu với lệnh Buy sau một đợt giảm mạnh. Nhưng cũng bởi vì đây là mô hình ít xuất hiện nên các trader cần theo dõi thị trường và tìm ra điểm đặt lệnh phù hợp. Bài viết dưới đây, Gocdautu không chỉ giúp các trader có thể nhận biết mô hình Diving Board trên biểu đồ mà còn biết cách giao dịch sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Diving Board là gì?
Diving Board (Cầu Nhảy) được xem là một mô hình giá cổ điển với điểm nổi bật là một cú lao dốc đột ngột xuống phía dưới rồi lại bật mạnh lên, được diễn ra bởi việc giá đi ngang sau một quãng thời gian tích lũy trước đó. Mô hình này có khá giống với một vận động viên nhảy cầu nên mới được gọi là Diving Board.

Đặc điểm của Diving Board
Mô hình Diving Board bao gồm ba phần như sau:
– Phần thứ 1 là Cầu nhảy (hay còn gọi là Board). Đây được xem là một vùng giá đi ngang hoặc có thể nói là tích luỹ. Chú ý là vùng này cần phải có một ngưỡng hỗ trợ chạy xuyên suốt trong thời gian tích lũy của giá, có nghĩa là mỗi một lần giá chạm đến đường này đều phải bật theo hướng đi lên.

– Phần thứ 2 là Sự lao xuống (hay còn gọi là The plunge). Đây được xem là một diễn biến bất ngờ của giá theo chiều hướng giảm mạnh xuống phía dưới và làm phá vỡ đường hỗ trợ.
– Phần thứ 2 3 là Sự phục hồi (hay còn gọi là The recovery). Sau khi đã có một cú lao dốc, giá lúc này chuẩn bị đổi hướng theo chiều đi lên.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Diving Board
Điểm đặt lệnh
Đối với mô hình Diving Board, các trader sẽ bắt lấy cơ hội khi giá phục hồi theo hướng đi lên. Cụ thể là sau khi thị trường phá xuống dưới và hình thành nên “cú nhảy cầu”, lúc này, điều mà trader cần làm là đợi giá hình thành đáy để đặt lệnh mua. Đáy ở đây là nến sau có giá thấp hơn nến phía trước và nến đằng sau.

Sau khi đáy hình thành, các trader sẽ tiến hành đặt lệnh ở nến tiếp theo.

Điểm stoploss
Cách đặt điểm stoplos là rất cần thiết và quan trọng. Nếu đặt ở vị trí quá xa, rủi ro sẽ rất lớn nhưng ngược lại, nếu đặt ở vị trí quá gần thì lại rất dễ bị chạm. Chính vì vậy, trader thường sẽ đặt điểm stoploss ngay phía bên dưới đáy vừa được hình thành thích hợp nhất.

Điểm take profit
Vùng hỗ trợ sẽ chuyển sang vùng kháng cự sau khi bị phá vỡ. Chính vì vậy, các trader có thể đặt điểm take profit ở đường hỗ trợ thuộc vùng tích lũy trước đó.
Tuy nhiên, với cách này không mang đến mức lợi nhuận như mong muốn. Vì vậy, trader có thể tiếp tục nắm giữ vị thế cho đến khi hình thành những tín hiệu đảo chiều hay khi nhìn thấy xu hướng tăng đang suy yếu đi.
Ví dụ thực tế của mô hình Diving Board
Dưới đây là một ví dụ của mô hình Diving Board. Mô hình Diving Board được hình thành trên biểu đồ MARUTI trong khung giờ theo tuần (W1). Bắt đầu vào thời điểm tháng 10/2018, giá đã dịch chuyển trong một khu vực tích lũy và hình thành nên một đường hỗ trợ vững chắc nằm ở phía bên dưới. Vùng hỗ trợ này bị phá ở thời điểm cuối tháng 6/2019 và hình thành nên một “cú nhảy cầu”. Tiếp theo, vào đầu tháng 8/2019, giá đã phục hồi và tăng lên theo hướng đi về khu vực tích lũy ban đầu, mô hình lúc này được hoàn thiện. Có thể thấy rằng, thời gian hình thành nền mô hình này là tương đối dài, nhưng nếu như các trader nắm bắt được cơ hội thì sẽ có một khoản lợi nhuận khá cao trong khoản thời gian khá ngắn.

Cách để tạo ra giá trị trong thời đại công nghệ
Mô hình giá Diving Board là một cách để tạo ra giá trị trong thời đại công nghệ. Nó được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của các mô hình giá truyền thống, nhưng được thiết kế để phù hợp với thời đại công nghệ hiện đại. Mô hình này bao gồm các yếu tố sau:
1. Tạo ra các giá trị cốt lõi: Để tạo ra giá trị cốt lõi, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các giải pháp tích hợp.
2. Tạo ra các giá trị bổ sung: Để tạo ra các giá trị bổ sung, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, như hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ quản lý và hỗ trợ tài chính.
3. Tạo ra các giá trị độc đáo: Để tạo ra các giá trị độc đáo, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ độc đáo, như các dịch vụ trực tuyến, các dịch vụ đa phương tiện, các dịch vụ tích hợp và các dịch vụ tích hợp dữ liệu.
Mô hình giá Diving Board là một cách hiệu quả để tạo ra giá trị trong thời đại công nghệ. Nó cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội để tạo ra các giá trị cốt lõi, bổ sung và độc đáo, để họ có thể tạo ra các giá trị thực sự cho khách hàng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kết luận
Diving Board là một mô hình giá cổ điển mang đến tín hiệu BUY. Để giao dịch với mô hình này đạt hiệu quả cao, các trader có thể kết hợp thêm những công cụ phân tích khác và luôn luôn nhớ việc đặt điểm stoploss và take profit sao cho phù hợp. Hy vọng với bài viết này, các trader đã biết các xác nhận và gaio dịch hiệu quả mô hình Diving Board.