Mô hình giá Broadening Right Angle
Mô hình Broadening Right Angle (Góc phải mở rộng) là một trong các mô hình giá phổ biến được rất nhiều trader áp dụng trong quá trình giao dịch. Vậy mô hình giá Broadening Right Angle là gì? Đặc điểm của các dạng mô hình cùng với cách giao dịch như thế nào? Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Mô hình giá Broadening Right Angle là gì?
Broadening Right Angle (Góc Phải Mở Rộng) có hình dạng khá giống với mô hình Triangle nhưng xoay theo chiều hướng ngược lại. Mô hình này vừa là mô hình tiếp diễn, vừa có thể là mô hình đảo chiều. Nếu các trader đưa ra các chiến lược giao dịch đúng đắn thì có thể tối ưu hoá được rất nhiều lợi ích từ chúng.

Mô hình Broadening Right Angle bao gồm 2 loại là: Right Angled Broadening & Ascending và Right Angled Broadening & Descending.
Mô hình Right Angled Broadening & Ascending
Right Angled Broadening & Ascending là gì?
Right Angled Broadening & Ascending (Góc Phải Mở Rộng Tăng Dần) được hình thành khi phạm vi giá được mở rộng dần về phía bên phải. Mô hình này thường gắn liền với một ngưỡng hỗ trợ nằm ngang phía bên dưới và một ngưỡng kháng cự chếch lên phía trên.

Có thể nhìn thấy rằng Right Angled Broadening & Ascending giống như là một chiếc tam giác ngược.
Đặc điểm của Right Angled Broadening & Ascending
Mô hình Right Angled Broadening & Ascending được hình thành bởi các đặc điểm như sau:
- Xu hướng trước đó thông thường là xu hướng tăng và có đôi lúc có thể là xu hướng giảm. Tuy vậy, xu hướng phía trước không thực sự quan trọng.
- Giá có ngưỡng hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự nằm nghiêng và theo chiều hướng lên.
- Lúc đầu giá sẽ dịch chuyển trong một phạm vi hẹp, sau đó sẽ mở rộng phạm vi ra nhưng vẫn nằm ở bên trong vùng hỗ trợ và kháng cự.
Right Angled Broadening & Ascending vừa là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều. Phụ thuộc vào việc thị trường có phá vỡ đường kháng cự phía trên hay phá vỡ đường hỗ trợ đi xuống.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình
Dựa trên một vài thông kê cho thấy rằng mô hình Right Angled Broadening & Ascending thường kết thúc với mức giá đảo chiều đi xuống. Trader có thể thực hiện giao dịch với 3 phương pháp sau đây:
Phương pháp thứ nhất: Giao dịch với chiến lược breakout
Nếu giá phá xuống đường hỗ trợ:
- Điểm vào lệnh: Trader có thể vào lệnh Sell
- Điểm stop loss được đặt phía bên trên vùng hỗ trợ
- Điểm take profit: Sẽ phải bằng với 50% chiều cao của mô hình
Thông thường giá sẽ quay trở lại reset ở vùng hỗ trợ, chính vì vậy, các trader cần chờ một cú pullback để vào lệnh nhằm đảm bảo an toàn.

Nếu giá phá lên đường kháng cự:
- Điểm vào lệnh: Các trader có thể vào lệnh buy
- Điểm stoploss: Được đặt phía bên dưới điểm phá vỡ
- Điểm take profit: Sẽ phải bằng với chiều cao của mô hình
Phương pháp thứ hai: Buy khi chạm ngưỡng hỗ trợ
Ngay khi giá chạm đến ngưỡng hỗ trợ lần thứ 3, lúc này trader nên vào lệnh Buy.
- Điểm stop loss: Đặt ngay phía dưới đáy gần nhất
- Điểm take profit: Sẽ phải nằm trên ngưỡng kháng cự ở phía đối diện bên trên.
Phương pháp này có ưu điểm là mức stoploss tương đối ngắn trong điểm take profit lại là khá lớn, cho một tỷ lệ R:R khá cao.
Phương pháp thứ 3: Sell khi chạm ngưỡng kháng cự
Khi giá chạm đến ngưỡng kháng cự bên trên lần thứ 3, lúc này trader nên vào lệnh sell.
- Điểm stopploss: Được đặt phía trên của đỉnh cao nhất
- Điểm take profit: Đặt nằm ở ngưỡng hỗ trợ bên phía đối diện ở bên dưới.
Phương pháp này có ưu điểm là mức tỷ lệ giá sẽ giảm xuống là khá lớn đối với mô hình này.
Ví dụ:
Dưới đây là một ví dụ đối với mô hình Right Angled Broadening & Ascending. Với 2 lần xuất hiện, Right Angled Broadening & Ascending đều có kết thúc bằng một cú phá xuống. Trong đó, ở lần thứ 1 giá giảm sâu hơn, còn ở lần thứ 2 giá chỉ giảm bằng một nửa chiều cao của mô hình.
Mô hình Right Angled Broadening & Descending
Right Angled Broadening & Descending là gì?
Right Angled Broadening & Descending (Góc Phải Mở Rộng Giảm Dần) được hình thành khi phạm vi của giá được mở rộng dần về phía bên phải. Mô hình này gắn liền với một đường kháng cự nằm ngang phía bên trên và một đường hỗ trợ chếch xuống phía dưới.

Mô hình Right Angled Broadening & Descending khá giống với một chiếc tam giác ngược.
Đặc điểm của Right Angled Broadening & Descending
Mô hình Right Angled Broadening & Descending được hình thành từ các đặc điểm như sau:
- Xu hướng trước đó thông thường là xu hướng giảm, nhưng đôi khi cũng có thể là xu hướng tăng. Tuy nhiên, xu hướng phía trước không thực sự quan trọng.
- Giá có đường kháng cự di chuyển nằm ngang và đường hỗ trợ nằm nghiêng theo chiều hướng xuống.
- Lúc đầu giá sẽ đi trong một phạm vi nhỏ, hẹp, sau đó sẽ mở rộng phạm vi ra nhưng vẫn nằm ở trong vùng kháng cự và hỗ trợ.
Right Angled Broadening & Descending vừa là mô hình tiếp diễn cũng vừa có thể là mô hình đảo chiều. Phụ thuộc vào việc thị trường sẽ di chuyển phá xuống đường kháng cự hay là di chuyển phá lên đường kháng cự.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Right Angled Broadening & Descending
Dựa trên các thống kê cho thấy rằng, mô hình Right Angled Broadening & Descending thường hay kết thúc bằng việc giá đảo chiều đi lên.Các trader có thể thực hiện giao dịch với ba phương pháp sau đây
Phương pháp thứ nhất: Giao dịch với chiến lược breakout
Nếu giá phá lên đường kháng cự:
- Điểm vào lệnh: Trader có thể vào lệnh Buy
- Điểm stop loss: Được đặt phía bên dưới vùng kháng cự
- Điểm take profit: Sẽ phải bằng với 50% chiều cao của mô hình.
Thông thường, giá se quay trở lại reset vùng kháng cự, chính vì vậy, các trader cần chờ một cú pullback để có thể đặt lệnh nhằm đảm bảo an toàn.

Nếu giá phá xuống đường hỗ trợ:
- Điểm vào lệnh: Trader có thể vào lệnh Sell
- Điểm Stoploss: Được đặt phía bên trên điểm phá vỡ
- Điểm take profit: Sẽ phải bằng với chiều cao của mô hình.
Phương pháp thứ hai: Sell khi chạm ngưỡng kháng cự
Ngay khi giá chạm đến ngưỡng kháng cự lần thứ 3, lúc này trader hãy vào lệnh sell.
- Điểm stop loss: Sẽ nằm ngay phía trên đáy gần nhất
- Điểm take profit: Sẽ nằm phía dưới vùng hỗ trợ ở phía đối diện bên dưới.
Phương pháp này có ưu điểm là điểm stoploss tương đối ngắn trong khi đó điểm take profit lại khá lớn, cho một tỷ lệ R:R khá cao.
Phương pháp thứ ba: Buy khi chạm ngưỡng hỗ trợ
Khi giá chạm đến ngưỡng hỗ trợ bên dưới lần thứ 3, lúc này trader nên vào lệnh Buy.
- Điểm stoploss: Được đặt phía dưới đỉnh cao nhất
- Điểm take profit: Sẽ nằm ở đường kháng cự bên phía đối diện ở bên trên.
Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ giá sẽ tăng lên tương đối khá cao với mô hình này.
Ví dụ
Dưới đây là một ví dụ của mô hình Right Angled Broadening & Descending. Sau vài lần bật qua lại giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, cuối cùng giá đã phá lên khỏi đường hỗ trợ rồi di chuyển tăng lên.
Kết luận
Trên đâu là những thông tin mà Gocdautu muốn chia sẽ đến các trader. Hy vọng với những thông tin trên các trader sẽ áp dụng thành công vào những giao dịch sắp tới.
Để đạt được hiệu quả cao hơn, trader cần phải sử dụng kết hợp thêm nhiều chỉ báo kỹ thuật khác và luôn nhớ cài đặt những điểm stop loss và take profit đầy đủ.