Mô hình chữ nhật là gì? Và cách giao dịch đạt hiệu quả
Mô hình chữ nhật là mô hình giá mang đến những tín hiệu tiếp diễn của xu hướng được rất nhiều trader ưa thích. Bởi vì mô hình này thường xuyên xuất hiện. Ngoài ra, giao dịch thuận xu hướng cũng đảm bảo hơn so với giao dịch đảo chiều. Nếu bạn đang chú ý đến mô hình này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây. Gocdautu sẽ giúp bạn hiểu rõ về mô hình này và cách giao dịch với mô hình hình chữ nhật.

Mô hình chữ nhật là gì?
Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là mô hình giá tiếp diễn được hình thành bởi 2 đường hỗ trợ, kháng cự nằm ngang. Giá bị kìm hãm ở giữa 2 đường hỗ trợ, kháng cự trong một khoảng thời gian dài, giá liên tục kiểm tra những mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi nó phá vỡ thành công.

Mô hình chữ nhật tượng trưng cho giai đoạn củng cố, nghỉ ngơi sau một thời gian tăng hay giảm dài. Lúc này động lực giữa cả phe mua và phe bán ngang bằng nhau, không bên nào chiếm ưu thế cả. Giá cứ liên tục dao động lên xuống cho đến khi phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ sẽ mang đến tín hiệu tiếp diễn của xu hướng.
Đặc điểm của mô hình hình chữ nhật
Dựa vào tín hiệu mà mô hình này đưa đến, ta chia mô hình chữ nhật thành 2 loại: Mô hình chữ nhật tăng – đưa đến tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng và mô hình chữ nhật giảm – đưa các tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm. Đặc điểm của từng loại trong mô hình chử nhật như sau:
Mô hình chữ nhật tăng

- Mô hình chữ nhật tăng thường hình thành trong một xu hướng tăng còn khá mạnh.
- Bao gồm có 2 đường hỗ trợ và kháng cự, có thể đi ngang hay hơi chếch lên hoặc chếch xuống nhưng không quá lớn. Giá dịch chuyển lên xuống và liên tục chạm đến ngưỡng hỗ trợ, kháng cự bật lại.
- Breakout: Mô hình chữ nhật tăng chỉ hoàn thành sau khi giá bứt phá khỏi đường kháng cự và đi lên.
Mô hình chữ nhật giảm

- Mô hình chữ nhật giảm thường hình thành ở một xu hướng giảm còn khá lớn (giá liên tục tạo thành đáy sau thấp hơn đáy trước).
- Bao gồm 2 đường hỗ trợ và kháng cự. Giá dịch chuyển lên xuống, liên tục chạm đến ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự và không thể di chuyển ra ngoài.
- Breakout: Mô hình chữ nhật giảm chỉ hoàn thiện sau khi giá bứt phá khỏi đường hỗ trợ và đi xuống.
Cách giao dịch với mô hình chữ nhật
Vì sau khi giá vượt ra khỏi hình chữ nhật, nó có xu hướng quay lại kiểm tra ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nên phương pháp giao dịch với mô hình này cũng trở nên đa dạng hơn.
- Đối với mô hình chữ nhật tăng: Trader sẽ đặt lệnh Buy thuận xu hướng
- Đối với mô hình chữ nhật giảm: Trader sẽ đặt lệnh Sell thuận xu hướng
Cách giao dịch này cũng khá dễ dàng và trader chỉ cần thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng và xác nhận mô hình
Trước khi bắt đầu giao dịch, các trader cần phải xác nhận xu hướng trước đó là tăng hay giảm và xu hướng này có còn mạnh mẽ hay không. Trader có thể dùng công cụ như là đường trendline, kênh giá, hỗ trợ và kháng cự hoặc phân tích trên khung giờ lớn hơn để xác nhận xu hướng.
Tiếp đó, cần xác nhận mô hình chữ nhật là mô hình tăng hay giảm. Và kiên nhẫn chờ đợi giá breakout khỏi mô hình lúc này mới tham gia giao dịch.
Bước 2: Vào lệnh
Giống như các mô hình giá khác, các trader có thể đặt lệnh ngay khi giá breakout khỏi mô hình hoặc chờ đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ lúc này sẽ vào lệnh. Ngoài ra, các trader cũng có thể chọn lựa giao dịch bên trên mô hình. Với cách này trader không cần phải đợi giá breakout nhưng mức sinh lười sẽ không cao. Chi tiết như sau:
Cách 1: Giao dịch khi giá breakout khỏi mô hình
Đối với mô hình nến nhật tăng
- Điểm đặt lệnh: Vào lệnh Buy ở mức giá đóng cửa của nến màu xanh breakout khỏi đường kháng cự và đi lên.
- Điểm stoploss: Bên phía dưới đường hỗ trợ một vài pip
- Điểm take profit: Cách điểm đặt lệnh bằng đúng khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ (hay chiều rộng của hình chữ nhật).

Đối với mô hình nến nhật giảm
- Điểm đặt lệnh: Lệnh Sell được đặt ở mức giá đóng cửa của nến màu đỏ breakout khỏi đường hỗ trợ và đi xuống
- Điểm stoploss: Bên trên đường kháng cự 1 vài pip.
- Điểm take profit: cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật.

Cách 2: Giao dịch khi giá quay lại retest vùng phá vỡ
Cách giao dịch này đảm bảo hơn vì trader sẽ tránh được trường hợp phá vỡ gây nhiễu. Cách vào lệnh như sau:
Đối với mô hình nến nhật tăng
- Điểm đặt lệnh: Đặt lệnh Buy khi giá quay lại retest ở ngưỡng kháng cự đã phá vỡ.
- Điểm stoploss: Bên dưới đường hỗ trợ một vài pip
- Điểm take profit: Cách điểm đặt lệnh một đoạn bằng chiều rộng của hình chữ nhật

Đối với mô hình nến nhật giảm
- Điểm đặt lệnh: Đặt lệnh Sell khi giá quay lại retest ở ngưỡng hỗ trợ đã phá vỡ.
- Điểm stop loss: Ở trên đường kháng cự 1 vài pip.
- Điểm take profit: Cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật.
Cách 3: Giao dịch bên trong hình chữ nhật
Chiến lược giao dịch này khá dễ và thích hợp với các trader thích lướt sóng và yêu mạo hiểm. Cách giao dịch như sau:
- Buy khi giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ, stop loss bên dưới đường hỗ trợ và take profit ở ngưỡng kháng cự.
- Sell khi giá chạm vào ngưỡng kháng cự, stop loss bên trên đường hỗ trợ và take profit ở ngưỡng hỗ trợ.
Lưu ý: Giao dịch trong biên độ của hình chữ nhật khá nguy hiểm nên trader chỉ nên giao dịch khi biên động dao động trong hình chữ nhật lớn. Nếu như biên độ hẹp thì mức độ rủi ro khá cao.
Kết luận
Bài viết trên đây Gocdautu đã chia sẻ kiến thức về mô hình chữ nhật. Hy vọng rằng, với những thông tin về mô hình này các trader đã có thêm tín hiệu để vào lệnh đúng hơn. Đồng thời không được bỏ qua quy tắc stop loss, take profit, quản lý vốn cho mỗi giao dịch của cá nhân.