Mô hình 3 đáy là gì? Cách giao dịch với mô hình
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) sẽ không thường xuyên có mặt như những mô hình khác, tuy nhiên tín hiệu đảo chiều lại rất mạnh mẽ. Chính vì vậy, trader cần phải nhận biết sớm để không bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Vậy mô hình 3 đáy là gì? Các đặc điểm của mô hình cũng như cách giao dịch với mô hình này sẽ được Gocdautu chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy có tên gọi khác là Triple Bottom. Đây là một trong các mô hình giá đảo chiều thường hình thành vào cuối xu hướng giảm, cho biết dấu hiệu xu hướng giảm sắp kết thúc và giá sắp đảo chiều sang xu hướng tăng.
Mô hình Triple Bottom được hình thành bởi 3 đáy có chiều cao tương đồng nhau, 2 đỉnh ở giữa và 1 đường viền cổ đi qua 2 đỉnh có nhiệm vụ như một đường kháng cự mạnh. Hình dạng của mô hình giống như ba chữ V ghép lại với nhau (VVV).

Mô hình giá này được xem là hoàn tất khi giá breakout khỏi đường Neckline. Sau khi breakout khỏi đường Neckline, giá có xu hướng tăng lên mạnh. Dựa trên tín hiệu đó mà những trader có thể đặt lệnh Buy nhằm đón đầu xu hướng tăng mới.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy
Mô hình 3 đáy được xem là sự tiếp nối của mô hình 2 đáy, giá sau khi xuất hiện đáy 2 không đảo chiều ngay lúc đó mà quay đầu đi xuống hình thành nên đáy thứ 3, sau đó mới tăng mạnh lên. Khi quan sát ở trong biểu đồ, sẽ có hình dạng ngược lại so với mô hình 3 đỉnh. Để tránh nhầm lẫn mô hình ba đỉnh với những mô hình khác, trader cần biết chi tiết những đặc điểm sau:
- Xu hướng trước khi tạo thành mô hình ba đáy bắt buộc phải là xu hướng giảm rõ rệt. Đặc điểm này được xem quan trọng nên trader cần phải để ý.
- Cấu tạo bao gồm: 3 đáy, 2 đỉnh và 1 đường Neckline. Trong đó:
- 3 đáy có hình chữ V với chiều cao khá giống nhau và bị giới hạn do một ngưỡng hỗ trợ mạnh nằm ngang.
- 2 đỉnh có hình chữ A với chiều cao khá giống nhau.
- Neckline: Là một đường thẳng đi qua hai đỉnh của mô hình, có nhiệm vụ như một đường kháng cự mạnh.

- Mô hình ba đáy chỉ hình thành khi giá breakout khỏi đường viền cổ và tăng mạnh hay quay lại retest ở đường viền cổ rồi mới bắt đầu tăng mạnh trở lại.
- Khối lượng giao dịch sẽ giảm dần ở quá trình hình thành mô hình ba đỉnh. Chỉ khi mô hình được hình thành, giá lúc này mới có hiện tượng tăng lên.
Ý nghĩa của mô hình 3 đáy
Mô hình ba đỉnh được hình thành ở cuối xu hướng giảm cho thấy phe bán đã dần suy giảm, phe mua tham gia thị trường và đẩy giá lên cao, hình thành đỉnh thứ nhất. Sau đó, bên phe bán lại cố gắng kéo giá đi xuống, nhưng không thể đi qua ngưỡng hỗ trợ làm cho giá bị bật ngược trở lại và hình thành đáy thứ nhất.

Sự giằng co này cứ diễn ra liên tục cho đến khi tạo thành đáy thứ 3. Nhưng lúc này lực mua đã trở nên mạnh hơn, khi giá bứt phá qua khỏi ngưỡng kháng cự chứng tỏ phe mua đã giành được quyền kiểm soát thị trường và giá chuẩn bị đợt tăng mạnh mẽ.
Cách giao dịch với mô hình 3 đáy
Giống như những mô hình giá đảo chiều khác, khi breakout khỏi đường viền cổ giá có thể dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng phá vỡ hay quay lại retest ở vùng phá vỡ rồi mới diễn ra xu hướng mới.
Tùy vào từng chiến lược và phong cách giao dịch mà các trader có thể đưa ra phương pháp giao dịch thích hợp với mình. Cụ thể các bước giao dịch dưới đây:
Bước 1: Xác nhận xu hướng
Mô hình 3 đáy có thể hình thành vào bất cứ lúc nào ở trong biểu đồ, nhưng nó chỉ mang đến tín hiệu đảo chiều khi hình thành ở cuối xu hướng giảm xuống. Để xác nhận xu hướng đang diễn ra, các trader có thể dùng đường trendline, phân tích biểu đồ trên các khung giờ lớn hơn hay kênh giá.
Bước 2: Nhận biết mô hình ba đáy
Mô hình 3 đáy chỉ được xác định khi có đầy đủ những đặc điểm đó là: có 3 đáy khá giống nhau và 2 đỉnh ở giữa có chiều cao gần như nhau. Để đảm bảo an toàn, các trader nên kết hợp tín hiệu từ những chỉ báo, mô hình nến đảo chiều… để xác định tín hiệu đảo chiều từ giảm xuống sang tăng.
Bước 3: Tìm điểm đặt lệnh
Sau khi mô hình giá này hình thành, các trader sẽ tiến hành đặt lệnh Buy đảo chiều theo 2 cách sau:
- Cách 1: Giao dịch ngay lập tức khi giá breakout khỏi đường Neckline. Điểm đặt lệnh ở mức giá đóng cửa của nến phá vỡ đường viền cổ.
- Cách 2: Giao dịch sau khi giá quay lại retest đường Neckline. Điểm đặt lệnh ở mức giá hồi lại và chạm vào đường Neckline.

Bước 4: Stoploss và take profit
- Điểm stop loss: Phía bên dưới vùng đáy 3 một vài pip.
- Điểm Take Profit: Dựa theo tỷ lệ R:R là 1:2 hay cách điểm đặt lệnh 1 đoạn bằng đúng chiều cao từ đỉnh đến đáy của mô hình.
Lưu ý khi dùng mô hình ba đáy trong giao dịch
Mô hình ba đáy được xem là mô hình tuyệt vời trong việc mang đến tín hiệu đảo chiều tăng. Nhưng nó không phải là “tuyệt đối” và vẫn có thể cung cấp tín hiệu sai, trong một số trường hợp giá sau khi phá vỡ đường viền cổ không đảo chiều tăng mà vẫn tiếp tục di chuyển theo hướng giảm xuống. Do đó, khi giao dịch với mô hình 3 đáy, các trader cần chú ý những vấn đề dưới đây:
- Luôn luôn chú ý đến khối lượng giao dịch ở các đáy. Mô hình này được xem là hoàn hảo nếu khối lượng giảm dần từ đáy 1 đến đáy 3. Và không được giao dịch khi khối lượng bằng nhau hay đang tăng lên.
- Trước khi tạo thành mô hình phải là một xu hướng giảm rõ rệt và xu hướng này đã có biểu hiện suy yếu.
- Không nên giao dịch chỉ dựa trên tín hiệu từ mô hình 3 đáy, bởi vì giao dịch đảo chiều tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Các Trader hãy kết hợp mô hình này với những chỉ báo, nến đảo chiều khác để xác định lại tín hiệu đảo chiều.
- Mô hình “càng đẹp” thì mức độ chính xác càng lớn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào mô hình này cũng có các đỉnh/ đáy có chiều cao giống nhau. Trader cần linh hoạt hơn khi xác định tín hiệu.
- Không được bỏ qua việc đặt stoploss và take profit. Stoploss, take profit sẽ bảo vệ bạn khỏi những rủi ro này.
- Luôn có chiến lược quản lý vốn và tuân theo đến cùng. Nguyên tắc này sẽ giúp các trader tránh tình trạng Fomo, gồng lỗ, gồng lời dẫn đến cháy tài khoản.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức, thông tin về mô hình 3 đáy. Mong rằng những chia sẻ này có thể giúp ích các trader trong quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, Gocdautu vẫn muốn đưa ra lời khuyên cho các trader là cần phải luyện tập và hãy tự đưa ra cho bản thân một chiến lược riêng, điều này sẽ tốt hơn nhiều là bị phụ thuộc vào những thông tin người khác. Hãy xem kiến thức học được là nền tảng để bản thân phát triển hơn nữa.