Margin Level là gì? Cách tính mức ký quỹ
Bất kỳ một trader nào tham gia vào thị trường Forex đều nghe đến khái niệm ký quỹ và mức ký quỹ (Margin Level). Tuy nhiên, nhiều trader vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này cũng như làm sao để tính mức ký quỹ chính xác nhất. Đồng thời ý nghĩa mà nó mang đến cho các trader. Vậy để tìm hiểu về Margin Level này, Gocdautu sửa cung cấp các thông tin thông qua bài viết dưới đây.

Margin Level – Mức ký quỹ Forex là gì?
Margin Level (còn gọi là mức ký quỹ) là tỷ lệ của tài sản của các trader và tài sản thế chấp dưới dạng phần trăm. Margin Level thể hiện rủi ro hiện tại của tài khoản, từ đó các trader có biện pháp kịp thời ngăn chặn. Lúc này, trader cần thường xuyên theo dõi , quan sát mức ký quỹ của tài khoản của bản thân bởi vì nó cho biết rằng, các trader có đủ tiền để thực hiện một lệnh mới hoặc tiếp tục duy trì lệnh đang mở hay không.

Ý nghĩa của mức ký quỹ
Mức ký quỹ là điều rất quan trọng. Những nhà môi giới của thị trường ngoại hối sử dụng mức ký quỹ để xác nhận xem trader có thể mở các vị thế bổ sung hay không.
Những nhà môi giới khác nhau đặt giới hạn mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết những nhà môi giới đặt giới hạn này ở mức 100%.

Điều này có nghĩa là khi mức vốn chủ sở hữu của trader bằng hoặc nhỏ hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng, lúc này trader sẽ không thể mở bất kỳ vị thế mới nào.
Nếu như trader muốn mở những vị trí mới, trước tiên trader sẽ cần phải đóng các vị trí hiện có.
Cách tính mức ký quỹ trong Forex
Mức ký quỹ được tính bằng công thức như sau:
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
Nếu các trader giao dịch trên các nền tảng MT4, MT5 hoặc một số nền tảng do nhà môi giới sáng tạo độc quyền, con số Margin Level sẽ được tính toán và hiển thị tự động để thuận tiện cho các trader theo dõi.
Ví dụ về tính mức ký quỹ
Ví dụ về giao dịch mở một lệnh mua với cặp tiền tệ USD/JPY với một Lot nhỏ. Và nếu như tài khoản của trader đang có số dư là 1.000 USD.
Bước 1: Tính toán mức ký quỹ bắt buộc
Bạn muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY và muốn mở 1 vị thế lot nhỏ (10.000 đơn vị). Yêu cầu ký quỹ là mức 4% .
Lúc này trader sẽ cần bao nhiêu ký quỹ (Ký quỹ Bắt buộc) để mở vị thế?
Vì USD là tiền tệ cơ bản. lô nhỏ này là 10.000 đô la, điều này có nghĩa là giá trị danh nghĩa của vị trí là 10.000 đô la .
Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa x Yêu cầu ký quỹ
400 đô la = 10.000 đô la x 0,04
Đồng thời nếu như tài khoản giao dịch của trader bằng USD, vì yêu cầu Ký quỹ là 4% , Ký quỹ Bắt buộc sẽ là 400 đô la .
Bước 2: Tính toán ký quỹ đã sử dụng
Ngoài giao dịch mà trader vừa nhập, không có bất kỳ giao dịch nào khác đang mở.

Vì trader chỉ mở một vị thế duy nhất, nên Ký quỹ đã sử dụng sẽ giống như Ký quỹ Bắt buộc.
Bước 3: Tính vốn chủ sở hữu
Giả sử rằng giá đã dịch chuyển nhẹ theo hướng có lợi cho các trader và vị thế của trader hiện đang giao dịch ở mức hòa vốn.
Điều này có nghĩa là P/L thả nổi của bạn là 0 đô la.
Mức vốn chủ sở hữu sẽ có công thức tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi
1.000 đô la = 1.000 đô la + 0 đô la
Vốn chủ sở hữu trong tài khoản của trader hiện tại là $ 1,000.
Bước 4: Tính toán mức ký quỹ
Bây giờ các trader đã biết Vốn chủ sở hữu, vậy công thức để tradercó thể tính toán Mức ký quỹ như sau:
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
250% = (1.000 đô la / 400 đô la) x 100%
Mức ký quỹ là 250%.

Nếu như mức ký quỹ là 100% hoặc ít hơn, hầu hết những nền tảng giao dịch sẽ không cho phép các trader mở các giao dịch mới.
Trong ví dụ, bởi vì mức ký quỹ hiện tại của trader là 250%, điều này có nghĩa là trên 100%, trader sẽ vẫn có thể mở những giao dịch mới.
Có thể nói rằng,mức ký quỹ giống như một đèn giao thông vậy.
Miễn sao là mức ký quỹ trên 100%, thì tài khoản của trader sẽ được “bật đèn xanh” nhằm có thể tiếp tục mở những giao dịch mới. Và ngược lại.
Kết luận
Trên đây là các kiến thức, cũng như thông tin về Margin Level (Mức ký quỹ), ý nghĩa của mức ký quỹ và cách tính Mức ký quỹ. Hy vọng bài viết mà Gocdautu chia sẽ đến các trader sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích đồng thời giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn thị trường. Nhưng không có phương pháp hay công cụ nào chắc chắn 100% trader khi giao dịch cả, nó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy các trader đừng quên đặt điểm stoploss cho các giao dịch của mình. Chúc các trader giao dịch thành công và mang nhiều về nhiều lợi nhuận hơn.