Làm thế nào để sử dụng đường MA hiệu quả
Đường MA là chỉ báo đơn giản, tuy nhiên, nó cũng là chỉ báo quan trọng nhất và không thể thiếu ở trong biểu đồ của các trader bời vì đây là chỉ báo phản ánh rõ ràng nhất các đường đi nước bước của giá cả.
Bản chất chỉ báo MA là gì? Ý nghĩa của nó nhưng chưa biết cách cài đặt hay sử dụng ra sao thì cùng Gocdautu tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Cách cài đặt đường Moving Average trên MT4
Đường MA đã được tích hợp sẵn trên tất cả các nền tảng giao dịch, nên việc cài đặt khá đơn giản. Để cài đặt Moving Average trên MT4, cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Đăng nhập phần mềm MT4 ( nếu chưa có hãy tải về ứng dụng của bạn), mở biểu đồ của cặp tiền mà bạn cầnphân tích.
Bước 2: Vào mục insert ở thanh công cụ nằm ngang => Indicator => Trend => Moving Average.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể cài đặt MA ở mục Navigator. Cách cài đặt như sau: Ở phần Navigator nhấn chọn vào mục Indicator => Trend => Moving Average.
Bước 3: Điền những thông tin ở trong hộp thoại:

- Period: Chu kỳ của đường MA.
- MA method: Ở đây bạn sẽ chọn đường MA mong muốn được hiển thị SMA, EMA, WMA.
- Style: Chọn kích thước và màu sắc hiển thị của đường MA.
Đọc thêm: Đường MA là gì?
Cách sử dụng đường MA hiệu quả
Vậy đâu là chiến lược hiệu quả dùng trong đường MA? Dưới đây chính là các cách dùng đường MA hiệu quả nhất mà trader có thể xem qua.
Dùng đường MA như kháng cự, hỗ trợ động
Chiến lược giao dịch này rất đơn giản, trader sẽ sử dụng đường MA như một trường kháng cự và hỗ trợ. Khi giá chạm đến đường MA và bật trở lại, trader sẽ tìm kiếm những giao dịch thuận xu hướng chính.
Thực hiện lệnh mua
Sử dụng công cụ đường trendline hoặc phân tích trên các khung giờ cao hơn để xác nhận xu hướng chính đang xảy ra là uptrend. Trong những lần giảm điều chỉnh trước khi giá chạm đến đường MA sau đó bật tăng lên, trader sẽ vào lệnh BUY.
- Entry: Giá chạm đường MA và có nến tín hiệu xác nhận tăng.
- Stop loss: Điểm stoploss nằm ở dưới đường hỗ trợ MA.
- Take profit: theo tỷ lệ R: R mong muốn của trader có thể phụ thuộc vào một số mức cơ bản của công cụ Fibonacci.

Thực hiện lệnh bán
Xác định xu hướng chính đang diễn ra là Downtrend. Trong những lần tăng này, giá sẽ chạm đường MA sau đó đi xuống và trader sẽ tìm lệnh Sell thuận xu hướng.
- Điểm vào lệnh: Ở ngưỡng giá chạm vào đường MA và có biểu hiện từ chối tăng bằng các cây nến tín hiệu màu đỏ.
- Điểm stoploss: Đặt ở bên dưới đường kháng cự động MA.
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R:R mong muốn của trader hay những cột mốc quan trọng của công cụ Fibonacci.
Giao dịch khi 2 đường MA giao cắt nhau
Ý tưởng giao dịch của chiến lược trên là dùng một đường MA nhanh và một đường MA chậm nhằm quan sát diễn biến giá. Khi 2 đường MA giao cắt nhau sẽ mang lại tín hiệu giao dịch thuận lợi đến trader. Chiến lược trên cũng phù hợp với các giao dịch theo xu hướng trong khi thị trường có xu hướng rõ ràng.
Dưới đây là những đường trung bình nhanh và chậm các trader có thể biết để áp dụng vào chiến lược của mình.
- MA chậm và có chu kỳ nhanh hơn: SMA50, SMA100, SMA200
- MA nhanh và có chu kỳ chậm hơn SMA10, SMA25…
Các bước cụ thể để tìm lệnh Buy/Sell theo chiến lược này như sau:
Bước 1: Xác nhận xu hướng
Trước tiên, trader cần biết được xu hướng đang xảy ra là Uptrend hay Downtrend để từ đó thiết lập 2 đường MA nhanh và chậm.
Bước 2: Nhận diện tín hiệu
- Tìm kiếm lệnh Buy ở xu hướng tăng: Nếu hai đường trung bình động giao cắt nhau theo chiều hướng từ dưới lên.
- Tìm kiếm lệnh Sell ở xu hướng giảm: Nếu hai đường trung bình động giao cắt nhau theo chiều hướng từ trên xuống.
Lưu ý: việc lựa chọn những cặp đường MA còn phụ thuộc vào khung giờ giao dịch của mỗi trader.
Bước 3: Thực hiện giao dịch

Buy ở xu hướng Uptrend
- Điểm vào lệnh: Tại cây nến tín hiệu màu xanh ở vùng hai đường MA giao cắt.
- Điểm stoploss: Bên dưới đáy sát với điểm giao cắt.
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R: R mong muốn của trader hay trùng với những vùng then chốt của Fibonacci Extension.
Sell ở xu hướng Downtrend
- Điểm vào lệnh: Tại cây nến tín hiệu màu đỏ ở vùng giao cắt của hai đường MA, cho biết rằng giá sắp giảm thuận theo xu hướng chính.
- Điểm stoploss: Bên trên đỉnh sát với điểm giao cắt.
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R:R mong muốn của trader.
Sử dụng MA để giao dịch breakout
Đây là cách giao dịch có rủi ro rất cao, do đó chúng tôi khuyên bạn khi áp dụng chiến lược trên và phối hợp với nhiều công cụ khác bao gồm: mô hình giá , nến đảo chiều, chỉ báo. .. nhằm xác định trạng thái đảo chiều.

Với chiến lược trên, trader sẽ đặt lệnh như sau:
- Buy khi giá cắt đường MA từ dưới lên trên và cây nến bị phá nó là loại nến có lực mạnh tương tự với nến Marubozu. Điểm đặt lệnh là tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout trên đường MA.
- Sell khi giá cắt đường MA từ trên xuống và cây nến phá vỡ nó là loại nến có lực mạnh hơn nến Marubozu. Điểm đặt lệnh là tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout trên đường MA.
- Stoploss: Bên dưới đáy gần nhất với điểm breakout với lệnh Buy. Bên trên đỉnh gần nhất với điểm breakout với lệnh Sell
- Take profit: Theo tỷ lệ mong muốn của trader, thông thường là 1:2 hoặc 1:3
Kết luận
Trên đây, là những thông tin mà Gocdautu đã chia sẻ về cách sử dụng đường MA sao cho đạt hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này, trader hiểu rõ hơn về đường MA và lựa chọn chiến lược giao dịch thích hợp với mình. Tuy nhiên, để có thể an toàn dùng đường MA, trader nên kết hợp với những công cụ phân tích khác và luôn luôn tuân thủ quy tắc quản lý vốn, cách vào lệnh.