Kênh giá là gì? Cách vẽ kênh giá
Kênh giá (Price Channel) là một công cụ trong phân tích kỹ thuật được dùng rộng rãi. Mặc dù đây được xem là công cụ cơ bản nhưng tác dụng nó mang đến cho người sử dụng không hề nhỏ.
Và nếu bạn chưa biết về kênh giá là gì? Cách vẽ kênh giá như thế nào. Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Kênh giá là gì?
Kênh giá được xem là một công cụ phân tích kỹ thuật dùng để xác định xu hướng của giá, để tìm ra các cơ hội giao dịch và take profit đạt hiệu quả.
Kênh giá bao gồm: 2 đường thẳng song song, trong đó một đường chính là trendline của xu hướng hiện tại ( xu hướng có thể tăng lên, giảm xuống hay đi ngang). Đường còn lại được nhận biết bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline làm sao để phần lớn những mức giá của xu hướng đều nằm ở trong 2 đường này.

Với định nghĩa trên thì trader có thể hiểu một cách đơn giản kênh giá chính là 2 đường xu hướng song song, bao trùm phần lớn những mức giá nằm bên trong nó. Đường xu hướng trên (trendline trên) có nhiệm vụ như một đường kháng cự và đường xu hướng dưới (trendline dưới) có nhiệm vụ như một đường hỗ trợ.
Các loại kênh giá và cách vẽ kênh giá
Kênh giá được tạo ra từ 2 đường xu hướng, vì vậy mà cách phân loại trendline cũng chính là cách xác định những loại kênh giá. Và bao gồm 3 loại kênh giá như sau:
Kênh giá tăng
Xuất hiện ở trong một xu hướng tăng thường có 2 đường xu hướng cùng dốc lên xuống, trong đó đường phía dưới đã xác định chắc chắn và cũng đồng thời là đường trendline của xu hướng tăng giá đó. Đường phía trên được nhận biết bởi việc vẽ một đường thẳng song song với đường trendline dưới và vượt qua đỉnh gần nhất (hoặc đỉnh khởi đầu) của xu hướng.

Hầu hết những mức giá của xu hướng tăng thường nằm hoàn toàn trong 2 đường thẳng của kênh giá tăng. Kênh giá này bị phá vỡ khi giá hạ sâu, đi ra từ đường trendline dưới, đảo chiều giảm hoặc giá tăng mạnh lên, vượt qua được đường trendline trên, thiết lập một xu hướng tăng mới với kênh giá tăng mới hoặc cũng có thể là một xu hướng đi ngang.

Kênh giá tăng giá bị phá vỡ và đang trong xu hướng sideway được tạo thành.

Kênh giá tăng bị phá vỡ và giá đảo chiều theo hướng giảm.
Kênh giá giảm
Xuất hiện ở một xu hướng giảm, có 2 đường xu hướng cùng dốc xuống, khi mà đường phía trên đã xác định rõ và cũng đồng thời là đường trendline của xu hướng giảm đó. Đường phía dưới được thiết lập bằng cách vẽ ra một đường thẳng song song với đường trendline trên và vượt qua đáy sát nhất (hoặc đáy đầu tiên) của xu hướng.

Cũng giống như kênh giá tăng thì với kênh giá giảm, tất cả những mức giá của xu hướng giảm sẽ nằm trọn trong 2 đường thẳng của kênh giá. Kênh giá này sẽ bị phá vỡ khi giá bứt phá ra khỏi 1 trong 2 đường trendline và đảo chiều tăng lên hoặc xuất hiện một xu hướng đi ngang hay hình thành một xu hướng giảm mới với kênh giá giảm mới.
Kênh giá giảm bị phá vỡ , xuất hiện một xu hướng giảm mới với kênh giá giảm mới.
Kênh giá đi ngang
Kênh giá đi ngang thường hình thành khi giá biến động lên xuống không rõ rệt mà dịch chuyển trong một khoảng cố định với các đỉnh gần như tương đương nhau và các đáy gần như bằng nhau. Cách vẽ kênh giá đi ngang giống với cách vẽ đường trendline đi ngang vì thị trường sideway được hình thành bởi 2 đường xu hướng mà không phải 1 đường theo up trend hay down trend. Đường trendline trên được vẽ bởi cách liên kết các đỉnh với nhau còn trendline dưới là đường thẳng nối các đáy với nhau làm cho 2 đường trendline đó song song nhau.
Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi giá vượt qua được 1 trong 2 đường trendline để tạo một xu hướng giảm , tăng hoặc một sideway mới với kênh giá mới.

Kênh giá đi ngang bị phá vỡ là lúc giá hình thành một xu hướng tăng.
Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi giá giảm sâu xuống vượt qua được đường trendline dưới và sau đó lại dịch chuyển trong một phạm vi giá nhất định để hình thành nên một sideway mới với kênh giá đi ngang mới.
Một số lưu ý khi vẽ kênh giá
- Đối với kênh giá tăng hay giảm, cần phải vẽ đường trendline của xu hướng tăng/giảm trước, có nghĩa là đường phía dưới (uptrend) hay đường phía trên (downtrend), sau đó mới vẽ đường còn lại. Đường trendline chính của xu hướng cần vẽ theo đúng nguyên tắc xác nhận trendline, đường còn lại chỉ cần thỏa 2 điều kiện như sau: song song với đường đầu tiên và đi qua các đỉnh/đáy sát nhất của xu hướng.
- Không được ép kênh giá đi theo mong muốn của cá nhân, điều này có thể khiến sai lệch tính chất của đường xu hướng, và dẫn đến việc giao dịch không đạt hiệu quả.
- Không cần thiết tất cả những mức giá phải nằm trọn ở bên trong kênh giá, những mức giá nằm ở bên ngoài nhưng không phá vỡ được kênh giá chính là những phá vỡ giá (false breakout).
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về kênh giá ( Price Channel ) mà Gocdautu mang đến cho các trader. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm một phương pháp phân tích phù hợp với chiến lược cá nhân. Chúc bạn giao dịch thành công.