Hướng dẫn sử dụng đường SMA trong Forex
SMA có thể giúp giảm tín hiệu nhiễu trong những khung giờ lớn. Chính vì điều đó, đường SMA đã được nhiều trader tin tưởng sử dụng. Trong bài viết này Gocdautu sẽ chia sẻ các thông tin về cách cài đặt và sử dụng đường SMA trong giao dịch.

Hướng dẫn cài đặt đường SMA
Hiện nay, đường SMA đã được tích hợp sẵn trên MT4,MT5 và tradingview. Đồng thời, việc cài đặt đường SMA cũng rất đơn giản. Sau đây là các cài đặt chi tiết trên tradingview và MT4.
Cài đặt đường SMA trên tradingview
Bước 1: Truy cập vào tradingview, chọn biểu đồ của các cặp tiền mà bạn cần phân tích.
Bước 2: Nhấp chọn ở mục “các chỉ báo” trong thanh công cụ.

Bước 3: Bấm SMA hoặc đường trung bình đơn giản ở mục tìm kiếm.
Bước 4: Cài đặt những thông số của đường SMA: Chu kỳ, màu sắc, độ dày…theo mong muốn.
Cài đặt đường SMA trên MT4
Việc cài đặt đường SMA trên MT4 rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Vào phần mềm MT4 ( nếu chưa có hãy tải phần mềm về ứng dụng của bạn), mở biểu đồ cặp tiền mà bạn cần phân tích.
Bước 2: Nhấn chọn ở mục Insert => Indicators => Trend => Moving Average.
Bước 3: Cài đặt những thông số của đường SMA.

Tại mục Parameters và Method chọn vào ô Simple, chọn chu kỳ của đường SMA trên mục Period. Sau đó, tuỳ chỉnh màu sắc cũng như độ dày của đường SMA trên biểu đồ.
Cuối cùng, nhấp chọn vào mục OK là đã hoàn tất việc cài đặt đường SMA trên phần mềm MT4.
Đọc thêm: Đường SMA là gì?
Cách sử dụng đường SMA trong Forex
Dưới đây là những cách sử dụng trong chiến lược giao dịch với đường SMA. Mỗi một trader có thể tham khảo và chọn lựa chiến lược phù hợp với mình
Dùng đường SMA như là hỗ trợ, kháng cự động để vào lệnh
SMA không những bám theo diễn biến giá để giúp trader định vị xu hướng đang xảy ra trên thị trường, đồng thời nó cũng có vai trò như một đường kháng cự/hỗ trợ và truyền tín hiệu đặt lệnh cho trader. Cụ thể, khi giá chạm đến đường SMA và bật trở lại, trader sẽ tiến hành đặt lệnh.
Lưu ý: Với chiến thuật trên, trader sẽ tìm lệnh Buy nếu xu hướng đang xảy ra là uptrend và Sell nếu xu hướng chính là downtrend và đà khá lớn.
Bước 1: Xác định xu hướng đang xảy ra trên thị trường.
Bước 2: Lựa chọn thời điểm đặt lệnh.
Trader sẽ vào lệnh Buy khi giá giảm điều chỉnh tới ngưỡng hỗ trợ SMA và tăng lên, chọn lệnh Sell khi giá được điều chỉnh giảm chạm SMA bật trở lại.

Bước 3: Thực hiện lệnh
- Điểm vào lệnh: Đối với lệnh Buy theo cây nến tín hiệu xanh ở ngưỡng hỗ trợ. Đối với lệnh Sell điểm vào lệnh sẽ đặt ở mức giá đóng cửa của nến màu đỏ trùng với ngưỡng kháng cự động. Đặc biệt, nếu ngưỡng hỗ trợ/kháng cự động trùng với ngưỡng hỗ trợ/kháng cự cứng và có dấu hiệu từ chối giảm giá (râu nến dưới rất dài hay nến pin bar, cụm nến đảo chiều tăng giá) thì tín hiệu đăt lệnh càng rõ ràng.
- Điểm stop loss: Bên dưới ngưỡng hỗ trợ động với lệnh Buy và bên trên ngưỡng kháng cự động với lệnh Sell.
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R:R mong muốn của trader hay ở những mốc quan trọng nhất của công cụ Fibonacci.
Sử dụng SMA giao cắt nhau
Bên cạnh việc dùng một đường SMA nhằm xác định trạng thái giá và đặt lệnh, trader cũng có thể sử dụng tín hiệu kết hợp của 2 hoặc nhiều đường SMA khi tiến hành giao dịch. Thông thường, khi có tín hiệu giao cắt tốt, trader sẽ sử dụng ít nhất 1 đường SMA nhanh (chu kỳ lớn) và 1 đường SMA chậm (chu kỳ nhỏ).
Tín hiệu nhằm thực hiện những giao dịch đúng theo xu hướng cũng rất dễ dàng:
- Tín hiệu Buy: Những đường SMA giao cắt nhau theo hướng đi lên.
- Tín hiệu Sell: Những đường SMA giao cắt theo hướng đi xuống.
Trader cần chọn và test một số cặp SMA trước khi thực hiện nhằm bảo đảm tương ứng với khung giờ giao dịch và đem tới tỷ lệ thành công cao. Bên cạnh đó, một số đường SMA cũng có độ trễ nhất định bởi vì dùng lịch sử giá để tính toán, do vậy trader chú ý bám sát biến động giá nhằm đưa ra quyết định đúng.
Ví dụ: Sử dụng chiến lược này trên cặp EUR/AUD trên đoạn downtrend, trader có thể tìm thấy tới 3 giao dịch bán thuận theo xu hướng chỉ dựa vào tip SMA nhanh chậm giao cắt.
Kết hợp EMA với các chỉ báo khác
Bên cạnh việc chỉ dùng đường SMA với đường giá hay là những đường SMA giao cắt để tìm các giao dịch. Trader có thể kết hợp đường SMA với những chỉ báo khác nhằm gia tăng thêm xác tỷ lệ thành công của lệnh giao dịch. Trader có thể kết hợp với nhưng chỉ báo như: chỉ báo MACD, chỉ báo ADX, chỉ số sức mạnh tương đối RSI hay mô hình giá, nến đảo chiều… để hợp lưu tín hiệu.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sử dụng đường SMA trong giao dịch. Hy vọng với những thông tin mà Gocdautu vừa cung cấp có thể giúp những trader có chiến lược phân tích phù hợp và đảm bảo tính chính xác khi giao dịch trên thị trường.