Hướng dẫn cài đặt và cách giao dịch với chỉ báo RSI
RSI có cấu trúc khá đơn giản, chỉ là một dải tăng giảm nhưng lại cực kỳ hữu dụng. Vì vậy, RSI là một trong những chỉ báo động lượng được rất nhiều trader áp dụng hiện nay. Nếu bạn chưa hiểu rõ về cách cài đặt RSI hay cách giao dịch RSI hiệu quả nhất, hãy theo dõi bài viết sau của Gocdautu.

Cách cài đặt RSI trên MT4
Để cài đặt RSI trên MT4, nhà đầu tư cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở phần mềm giao dịch MT4 ( Nếu chưa có thì tải ngay MT4 về máy tính ). Sau đó chọn Insert từ thanh menu > Indicator > Oscilatoirs > Relative Strength Index.

Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị bảng thông tin cho phép bạn điều chỉnh chỉ số RSI. Thông thường chu kỳ 14 ngày là thời gian đủ để có kết quả chính xác.

Hơn nữa, bạn cũng có thể chọn màu của đường RSI, đường đậm hoặc thanh trong phần Style.
Đọc thêm: RSI là gì? Công thức và ý nghĩa của chỉ báo RSI
Cách sử dụng RSI hiệu quả
RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp nhà đầu tư xác định xu hướng giá để đặt lệnh. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần nắm rõ chỉ số này như thế nào để có được kết quả chính xác nhất. Dưới đây là một số phương pháp phân tích RST bạn có thể áp dụng ngay.
Phân tích RSI ở các khung thời gian
Bước 1: Tìm kiếm và xác định được xu hướng.
Trên khung D1, giá sẽ cho biết quá bán hoặc quá mua. Nếu bạn thấy giá tiến vào vùng quá bán khi RSI < 30, đó là dấu hiệu thị trường đang đảo chiều từ thấp lên cao. Lúc này bạn chuyển sang khung H4 để đặt lệnh mua.
Ngược lại, nếu bạn thấy giá tiến vào vùng quá mua khi RSI > 700, đó là dấu hiệu thị trường chuyển từ tăng -> giảm. Lúc này, bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán.

Bước 2: Nhận định thời điểm vào lệnh H4
Sau khi biết được hướng đi của thị trường, lúc này bạn cần chuyển sang khung thời gian H4 để xác định điểm mua, bán.
- Chờ giá đi vào trong vùng quá bán trên khung H4 để đặt lệnh mua.
- Chờ giá đi vào trong vùng quá mua trên khung H4 để đặt lệnh bán.
Kết hợp RSI và Moving Average
Ngoài việc sử dụng RSI cơ bản, bạn có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khác để mang lại kết quả tốt hơn. Đồng thời, để hiện thực hóa ý tưởng này, bạn sẽ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ một đường nằm ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.

Bước 2: Vào lệnh mua khi SMA30 vượt lên trên SMA 100 và RSI > 50. Thoát lệnh khi SMA30 giảm về SMA 100 và RSI < 30.
Đối với lệnh bán, bạn sẽ vào lệnh khi SMA30 giảm về SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 cắt SMA 100 và RSI >70.
Sử dụng RSI như là 1 đường trendline, hỗ trợ và kháng cự
Đây là 1 trong các phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, bởi RSI về mặt bản chất chúng chỉ là 1 dải băng được chuyển động theo giá, cho nên bản thân chỉ số RSI cũng sẽ tạo được các đỉnh và đáy khác nhau.
Từ việc tạo ra đỉnh và đáy trader có thể tận dụng chính RSI để vẽ xu hướng

Như bạn thấy, giá và RSI đang đi cùng chiều nên lúc vẽ được các đường xu hướng của giá và RSI thì bạn có thể đợi giá phá vỡ cả 2 cùng lúc để vào lệnh.
Ngoài ra, vì chỉ báo RSI xác định các biến động giá đặc biệt là trong các thời điểm có xu hướng rõ ràng, nên chỉ báo RSI rất phân cực, tức là nó đang hướng tới ranh giới trên (mua quá mức) hoặc dưới (bán quá mức).

Có thể thấy ở mức giá EURUSD đã tạo ra một đường hỗ trợ mạnh và tương tự RSI cũng vậy, khi RSI với đường trendline của giá bị phá vỡ thì đây cũng là lúc EURUSD giảm.
Một số lưu ý về RSI
Không phải chỉ số RSI cho tín hiệu quá mua hay quá bán có nghĩa là giá sẽ đảo chiều: Điều này không chỉ đúng với chỉ báo RSI mà còn đúng với nhiều chỉ báo khác, vì vậy hãy cẩn thận để tránh bị nhầm lẫn..
Cần có ít nhất 2 chỉ báo đồng thuận hoặc kết hợp RSI với 1 công cụ khác để tránh bị “sai sót” hoặc đưa ra thông tin sai lệch.
Các khu vực mua quá nhiều và bán quá nhiều xảy ra trong khung thời gian dài hơn thì chúng càng có giá trị.

Chỉ báo RSI chỉ có một dải di chuyển giữa ba khu vực:
- Vùng quá mua: giao động từ 70-100
- Vùng quá bán: giao động từ 0-30
- Vùng trung lập: giao động từ 30-70
Tín hiệu cơ bản của chỉ báo RSI:
- Tín hiệu quá mua RSI – Đường RSI nằm trong khoảng 70-100.
- Tín hiệu Quá bán của RSI – Quyền thế chấp của RSI nằm trong khoảng 0-30.
Phân kỳ RSI
- Phân kỳ RSI tăng – Giá đang sụt giảm trong khi đường RSI đang tăng lên.
- Phân kỳ RSI giảm – Giá đang tăng lên trong khi đường RSI đang sụt giảm.
Chiến lược giao dịch RSI cơ bản bao gồm các quy tắc sau:
- Tham gia vào giao dịch lúc mà nhận được thông tin, tín hiệu từ RSI trên biểu đồ – quá mua, quá bán hay phân kỳ.
- Đặt lệnh stoploss nếu vượt quá đỉnh hay đáy được tạo tại thời điểm đảo chiều.
- Giao dịch tiếp tục cho đến lúc RSI đưa ra tín hiệu ngược lại.
Chỉ báo RSI có thể đưa ra nhiều tín hiệu sai và tốt hơn là không sử dụng nó một mình. Việc thêm các chỉ báo hoặc công cụ khác là điều tôi luôn khuyến nghị, để lọc bớt thông tin gây nhiễu mà giá đưa ra. Ngoài ra, nên kết hợp RSI với phân tích biểu đồ
Kết luận
Như vậy bài viết trên, Gocdautu đã phần nào giúp các trader hiểu được về cách cài đặt RSI và cách để sử dụng RSI sao cho hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối ưu nhất. Nhưng trong quá trình giao dịch các trader nên tìm hiểu kỹ hơn về các xu hướng tương lai và tình hình biến động của thị trường để có được những nhận định đúng hơn về việc giao dịch.