Hướng dẫn cài đặt và cách giao dịch với chỉ báo MACD
Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, công thức tính hay ý nghĩa của chỉ báo MACD. Vậy còn làm thế nào để cài đặt và sử dụng chỉ báo hiệu quả trong giao dịch. Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu bên dưới bài viết này nhé.

Cách cài đặt MACD Indicator
Dưới đây, Gocdautu sẽ hướng dẫn cụ thể cách cài đặt chỉ báo MACD trên phần mềm giao dịch MT4 với từng bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng MT4, mở phần mềm MT4 và đăng nhập tài khoản.
Bước 2: Trader có hai lựa chọn cho cài đặt MACD
Cách 1: Chọn mục Navigator => Indicator => Oscillators => Chọn MACD.
Cách 2: Chọn mục Insert trên thanh công cụ ở ngang => Chọn Indicators => Oscillators => MACD.

Bước 3: Cài đặt thông số của những đường trung bình động EMA, SMA. Tại đây, trader cũng có thể tuỳ chọn màu. độ dày mỏng của mỗi đường rồi nhấn OK vậy là đã hoàn tất việc cài đặt chỉ chỉ báo MACD.
Đọc thêm: MACD là gì? Ý nghĩa của chỉ báo MACD
Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả
Giao dịch dựa trên tín hiệu giao cắt của MACD và Signal
Đây là chiến lược giao dịch rất phổ biến có thể được sử dụng thông qua những bước sau:
Bước 1: Nhận diện xu hướng đang diễn ra
Đây là bước quan trọng nhất khi tiến hành bất cứ một giao dịch bất kỳ. Trader nên sử dụng công cụ đường trendline và hỗ trợ kháng cự hoặc kết hợp quan sát trên khung thời gian rộng hơn nhằm xác định xu hướng nào đang xảy ra.
Bước 2: Quan sát và tìm tín hiệu
- Tín hiệu Buy: Với xu hướng tăng, nếu đường MACD giao cắt với đường Signal theo chiều hướng lên. Điểm giao cắt nằm bên dưới đường Zero.
- Tín hiệu Sell: Với xu hướng giảm, nếu đường MACD giao cắt đường Signal theo chiều hướng xuống. Điểm giao cắt nằm bên trên đường Zero.

Bước 3: Thực hiện lệnh
- Điểm đặt lệnh: Theo nến tín hiệu của xu thế tại vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng, nơi có tín hiệu cắt của MACD.
- Điểm stop loss: Bên trên là vùng kháng cự với lệnh Sell và bên dưới vùng hỗ trợ với lệnh Buy.
- Điểm take profit: Theo tỷ lệ R: R hoặc tại những mức độ quan trọng khoảng 61,8% – 168% của công cụ Fibonacci Extension.
Giao dịch Histogram
Việc quan sát sự chuyển dịch của biểu đồ Histogram cũng mang đến tín hiệu cho trader tìm những giao dịch tiềm năng. Đối với cách giao dịch này trader cũng sẽ thực hiện như sau:
Tín hiệu Buy:
- Biểu đồ Histogram chuyển từ – sang + hoặc chuyển từ dưới lên trên và từ màu đỏ sang màu xanh.
- Đường MACD và đường tín hiệu có xu hướng tiến đến giao cắt với nhau.
Tín hiệu Sell:
- Biểu đồ Histogram chuyển từ + sang – hoặc chuyển từ trên xuống dưới, thay đổi từ màu xanh sang đỏ.
- Đường MACD và đường tín hiệu giao cắt với nhau.
Thực hiện lệnh giao dịch:
- Điểm đặt lệnh: Tại nến xanh với lệnh Buy và tại nến đỏ với lệnh Sell khi Histogram vừa mới di chuyển.
- Điểm stoploss: Được bố trí ngay bên dưới vùng đáy gần nhất (lệnh Buy) và bên trên vùng đỉnh gần nhất (lệnh Sell) .
- Điểm take profit: Được lựa chọn theo tỷ lệ mong muốn của trader.
Giao dịch khi MACD cắt đường Zero
Quan sát đường MACD và đường Zero, trader cũng tìm thấy tín hiệu giao dịch như sau:
- Tìm lệnh Buy: Khi đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên hay MACD chuyển dịch từ – sang +.
- Tìm lệnh Sell: Khi đường MACD cắt đường Zero từ trên đi xuống hay MACD chuyển dịch từ + sang –
Sử dụng MACD trên 2 khung thời gian
Sử dụng đa khung thời gian để giúp trader đánh vào lệnh có độ chính xác cao hơn. Cách thao tác chi tiết như sau:
Bước 1: Tìm xu hướng trên khung thời gian cao hơn
Nếu thấy MACD cắt đường Signal hướng đi lên, chứng tỏ xu hướng tăng. Khi này trader sẽ thực hiện lệnh Buy trên khung nhỏ hơn.
Nếu thấy MACD cắt đường Signal hướng đi xuống, chứng tỏ xu hướng giảm. Khi thực hiện một lệnh Sell trên khung thời gian thấp sẽ an toàn với trader.

Bước 2: Vào lệnh
Trader cần di chuyển đến khung thời gian thấp hơn nhằm tìm những cơ hội vào lệnh. Khi này trader cũng sẽ dựa vào tín hiệu giao tiếp giữa MACD và Signal để thực hiện vào lệnh. Cách vào lệnh mà chúng tôi đã trình bày ở trên.
Phân kỳ giữa MACD với đường giá
Đây cũng là phương pháp giao dịch đảo chiều mà rất nhiều trader sử dụng. Tuy nhiên, chiến lược trên sẽ hiệu quả cho các trader “lão làng” có độ nhạy cảm với giá và dự đoán xu hướng chuẩn xác. Cách giao dịch như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng:
Với giao dịch đảo chiều, việc xác định xu hướng và đo lường sức mạnh của xu hướng là cực kỳ cần thiết. Vì vậy, trader cần kết hợp các công cụ và phân tích trên khung thời gian cao hơn nữa nhằm xác định đúng xu hướng đang xảy ra và chỉ tìm giao dịch đảo chiều khi xu hướng hiện tại đã có dấu hiệu suy yếu.
Bước 2: Tín hiệu giao dịch đảo chiều
- Lệnh Buy: Xu hướng Downtrend có dấu hiệu suy yếu. Lúc này có sự xuất hiện yếu tố phân kỳ giữa MACD và đường giá.
- Lệnh Sell: Xu hướng Uptrend có dấu hiệu suy yếu (thất bại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) , còn MACD phát tín hiệu phân kỳ với đường giá.

Lưu ý: Chiến lược này sẽ đạt được tối ưu hoá hơn nếu trader giao dịch trên những khung thời gian cao như H4, D1.
Kết hợp MACD và nến đảo chiều
Chiến lược trên được áp dụng cho các giao dịch thuận xu hướng và đảo chiều. Tuy nhiên, dùng MACD và các mô hình nến đảo chiều để ăn những đợt sóng đẩy thuận xu hướng, sau khi chấm dứt sóng điều chỉnh sẽ đem đến hiệu quả cao hơn.
Các bước này tương tự chiến lược giao cắt của MACD với đường Signal. Có thể nói, chiến lược giao dịch sẽ là phần tiếp theo của chiến lược đầu tiên. Tuy nhiên, có một điểm khác trong phần tín hiệu như trên:
Lệnh Buy thuận xu hướng:
MACD giao cắt signal line theo chiều hướng tăng, histogram chuyển từ đỏ sang xanh lam. Tại vị trí phát hiện tín hiệu trùng với khu vực đáy hỗ trợ quan trọng trước đó. Cuối cùng, tại vị trí tín hiệu xuất hiện nhiều nến đảo chiều mạnh hơn: nến búa, nến búa ngược, 3 chàng lính, nến nhấn chìm tăng, sao mai. ..

Lệnh Sell thuận xu hướng:
MACD cắt signal line theo hướng giảm. Biểu đồ Histogram dịch chuyển xanh qua đỏ và cũng có một số cặp nến đảo chiều giảm tại vùng đỉnh này như: hanging man,doji bia mộ, nến nhấn chìm giá giảm, nến bắn sao…..
Kết hợp MACD và các chỉ báo
Cuối cùng đó là sự phối hợp của MACD với RSI hoặc các chỉ báo động lượng khác. Nếu tín hiệu giao dịch có sự hợp lưu và đồng xác thực với những chỉ báo động lượng khác , cung cấp cơ sở cho trader yên tâm tiến hành giao dịch.
Tín hiệu Buy
MACD giao cắt signal line từ dưới lên trên còn Histogram chuyển từ đỏ thành màu xanh. Đồng thời, chỉ báo động lượng RSI dịch chuyển vào vùng quá bán hoặc RSI và Stochstactic cùng có tín hiệu phân kỳ với đường giá giống như MACD.

Tín hiệu Sell
MACD giao cắt signal line từ trên dưới lên, đồng thời Histogram dịch chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Ngoài ra, chỉ báo động lượng RSI di chuyển vào vùng quá mua hoặc RSI và Stochstactic cùng xuất hiện tín hiệu phân kỳ với đường giá giống như MACD.
Một số lưu ý khi dùng MACD

Thận trọng với tín hiệu phân kỳ giả
Đây là một trong những lưu ý hàng đầu khi sử dụng chỉ báo MACD nhằm xác định ra điểm đảo chiều. Bởi vì có những trường hợp, khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa MACD và giá nhưng không tạo ra đảo chiều mà giá lại tiếp tục xu hướng cũ. Điều này khiến trader thất bại khi thực hiện những giao dịch đảo chiều.
Tín hiệu giao cắt MACD và signal có độ trễ
Hai đường MACD và Signal trong chỉ báo MACD đều là những đường trung bình động chậm và trung bình động nhanh, dùng lịch sử giá để ước tính. Vì vậy, nếu trader không nhanh nhạy với thị trường mà máy móc giao dịch theo tín hiệu giao cắt của 2 đường trung bình trên rất khả năng lợi nhuận không đạt kỳ vọng và rủi ro cao khi giao dịch với tín hiệu nhiễu.
Tránh sử dụng đơn độc tín hiệu từ chỉ báo MACD
Nếu như bạn là các trader “lão làng”, đã nắm rõ hành động giá, mô hình nến, mô hình giá thì MACD cũng chỉ là công cụ hỗ trợ xác minh tín hiệu. Tuy nhiên, với các trader còn ít kinh nghiệm, khi chưa biết rõ quy luật của thị trường thì sử dụng độc lập MACD trong giao dịch khá rủi ro. Đặc biệt, với mức độ rủi ro này còn cao hơn nếu trader giao dịch trên những khung thời gian nhỏ và tìm các giao dịch đảo chiều.
Kết luận
Bài viết trên, Gocdautu đã chia sẻ chi tiết về cách cài đặt cũng như sử dụng chỉ báo MACD. Có thể xem đây là chỉ báo được rất nhiều trader yêu thích và sử dụng thường xuyên để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch. Tuy nhiên, chỉ báo MACD không phải cung cấp các tín hiệu chính xác 100% để giao dịch. Nhằm hạn chế rủi ro, trader nên kết hợp với các công cụ khác để xác minh tín hiệu trước khi thực hiện giao dịch.