Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự có lẽ là một trong những kiến thức cơ bản nhất mà mọi trader nên biết khi tham gia giao dịch Forex.
Cần phải nói rằng hầu hết các nhà giao dịch mới bắt đầu không hiểu tầm quan trọng của phần này, vì vậy họ thường tìm hiểu về nó một cách sơ sài.
Do đó, mặc dù đã giao dịch ngoại hối khá lâu, nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác các mức hỗ trợ và kháng cự hoặc tìm các khu vực tiềm năng để giao dịch. Bài viết sau đây không chỉ giải thích chi tiết về mức kháng cự hỗ trợ mà còn trả lời tất cả các câu hỏi trên. Hãy cùng gocdautu.vn tìm hiểu về chỉ báo kỹ thuật này nhé.
Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự là các mức, vùng hoặc ngưỡng nằm ngang kết nối các đỉnh cao của giá hoặc các đáy thấp của giá. Hỗ trợ và kháng cự sẽ được hình thành khi giá thị trường đảo ngược, đổi hướng nhằm tạo ra các đỉnh hoặc đáy tiếp theo.
Hỗ trợ là gì?
Hỗ trợ là vùng giá mà xu hướng giảm sẽ được kỳ vọng tăng ngược lên. Trong vùng này, hầu hết các nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh mua nhiều hơn lệnh bán.
Khi giá được điều chỉnh giảm và có xu hướng tăng lên, vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng hỗ trợ. Nhà đầu tư nên dựa vào phân tích chỉ số để xác định vùng hỗ trợ, từ đó đưa ra quyết định mua cổ phiếu.
Kháng cự là gì?
Đối nghịch với hỗ trợ, kháng cự là vùng giá mà đang có xu hướng tăng sẽ được kỳ vọng đảo ngược chiều. Đây cũng là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm trong giao dịch cổ phiếu.
Trong vùng kháng cự, các nhà đầu tư có áp lực bán hơn là áp lực mua. Khi giá đang tăng nhưng được dự đoán là đang trong xu hướng giảm, vùng giá cao nhất trước khi xu hướng tăng tiếp tục được xác định là vùng kháng cự.
Cách xác định hỗ trợ và kháng cự
Trước hết, để xác định đúng ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, bạn phải nhớ 1 điều:
Xu hướng của một cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối được xác định bởi cung và cầu. Hơn nữa, thị trường có quá nhiều ảnh hưởng và đôi khi bị tung hỏa mù để gây nhiễu nên giá thường dừng ở mức ngẫu nhiên. Ngoài ra, nhiều người coi các mức giá cụ thể là quan trọng. Do đó, tại các mức giá cụ thể này, các đỉnh và đáy được hình thành.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng hỗ trợ và kháng cự được tạo ra thông qua các ngưỡng, nghĩa là các vùng giá đã xuất hiện trong quá khứ giờ lặp lại chứ không phải một mức giá cụ thể.
Do đó, mức hỗ trợ được xác định bởi 1 đỉnh trước đó, cũng như mức kháng cự được xác định 1 đáy trước đó.
Đối với những người mới giao dịch, để đơn giản hóa điều này khi bạn muốn xem các đỉnh hoặc đáy, bạn nên sử dụng biểu đồ đường thay vì biểu đồ nến Nhật.
Sử dụng đường xu hướng (trendline)
Vùng hỗ trợ/kháng cự là khái niệm cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư xác định vùng giá mua hay bán. Tuy nhiên, giá của một cổ phiếu thường tăng hoặc giảm, do đó, sử dụng đường xu hướng để xác định hỗ trợ và kháng cự là cách tốt nhất.
Trong xu hướng giảm giá của cổ phiếu, sự kết nối của hai đỉnh giá trong một khoảng thời gian sẽ tạo ra một đường xu hướng hoặc ngưỡng kháng cự trong đó áp lực bán gia tăng khi giá tiến gần đến hướng.
Và ngược lại trong xu hướng tăng, nối các đáy của giá sẽ tạo ra đường xu hướng tăng hoặc đường hỗ trợ. Khi giá giảm về đường hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều đi lên.
Sử dụng đường trung bình động
Chúng ta có thể sử dụng đường trung bình động ( Moving average) làm đường hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn, đường trung bình giá sẽ làm dịu các tín hiệu nhiễu giá ngắn hạn tạo ra ngưỡng kháng cự khi giá nằm dưới đường trung bình và đường hỗ trợ khi giá nằm trên đường trung bình.
- Nếu giá giảm dần về đường trung bình thì lực mua sẽ tăng mạnh khiến giá cổ phiếu quay trở lại xu hướng tăng.
- Nếu giá tăng càng gần đường trung bình thì lực bán sẽ cao, điều này sẽ khiến giá cổ phiếu quay trở lại xu hướng giảm.
Một số cách xác định khác
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng các mức giá chẵn như 10.000 VND hoặc 20.000 VND/cổ phiếu để thiết lập các mức hỗ trợ và kháng cự. Vì khi đó tâm lý nhà đầu tư thường cho rằng giá trị cổ phiếu đang ở mức giá hợp lý.
Hoặc nhà đầu tư cũng có thể sử dụng phương pháp “tỷ lệ vàng” Fibonacci để xác định. Cụ thể hơn, giá vượt qua các điểm theo tỷ lệ sẽ là vùng hỗ trợ và ngược lại là vùng kháng cự nếu giá nằm dưới tỷ lệ này.
Kết luận
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm quan trọng nhất và là nền tảng để hình thành các công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán khác. Hỗ trợ được coi là khu vực thấp nhất và kháng cự được coi là khu vực cao nhất mà khi giá kiểm định các khu vực này thì có thể dự đoán được sự đảo chiều.
Việc xác định mức hỗ trợ có thể giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận khi giao dịch ngắn hạn, vì nó có thể giúp nhà đầu tư nhìn thấy vùng giá thấp nhất mà giá có thể đảo chiều. Nhưng ngược lại, các mức kháng cự cũng có thể gây hại cho vị thế dài hạn của nhà đầu tư khi chúng được xác định là vùng giá cao nhất trong ngắn hạn. Nhà đầu tư nên kết hợp xác định vùng hỗ trợ và kháng cự với các phương pháp khác như xác định xu hướng chung của ngành mình nắm giữ, định giá cổ phiếu,… để có được kết quả tốt nhất.