Đường SMA là gì? Cách tính SMA
Khi nghĩ đến đường MA chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng đến hai đường liên quan mạch thiết tới là đường SMA và EMA. Vậy SMA là gì? Ý nghĩa của nó trong phân tích kỷ thuật như thế nào. Dưới đây Gocdautu sẽ giới thiệu về đường SMA trước cho các bạn cùng tìm hiểu.

Đường SMA là gì?
SMA là từ viết tắt của Simple Moving Average hay còn gọi đường trung bình động giản đơn. Đây được xem là công cụ cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật. SMA là đường nối các điểm trung bình cộng của giá đóng cửa trên mức thời gian nhất định, sau khi khai trừ những yếu tố không bình thường.

SMA là một đường trung bình chậm, có tác dụng lọc đi những tín hiệu nhiễu và dự đoán xu hướng chuẩn xác. Tuy nhiên, do SMA được xây dựng dựa trên những dữ liệu giá của quá khứ cho nên nó có độ trễ lớn. Cho nên, SMA chỉ cung cấp cho trader một cái nhìn tổng quát về thời kỳ giá đã qua. Bạn cũng có thể dựa vào đó mà dự đoán những dữ liệu cũ sẽ là gì trong tương lai.
SMA sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trên những khung giờ cao. Tuy phản ứng chậm với giá nhưng loại đường này sẽ giúp nhà đầu tư phát hiện các tín hiệu sai lệch do không nhạy cảm với giá. Tuy nhiên, loại đường này cũng có nhược điểm là phản ứng chậm nên có thể bỏ qua những cơ hội vào lệnh nhanh.
Các đường SMA phổ biến
Giống như đường EMA, dựa trên chu kỳ tính toán, có thể chia đường SMA thành 3 loại như sau: SMA ngắn hạn, SMA trung hạn, SMA dài hạn. Mỗi loại sẽ có các ưu điểm và thích hợp với từng đối tượng riêng, cụ thể như sau:

- SMA ngắn hạn: bao gồm những đường có chu kỳ thời gian ngắn là: SMA10, SMA12, SMA20. .., phù hợp với trader giao dịch theo scalping hoặc day-trading. Đặc điểm của đường SMA ngắn hạn là dùng dữ liệu của các đợt biến động trong lịch sử. Cho nên, nếu tình huống thị trường có dao động lớn thì tín hiệu do SMA đưa sẽ không chuẩn xác.
- SMA trung hạn: Bao gồm các đường là: SMA50, SM70, SMA90. .. Loại đường này sử dụng dữ liệu lịch sử nhiều hơn do đó sẽ mượt mà hơn tuy nhiên cũng có độ trễ cao hơn ngắn hạn. Loại đường này cũng phù hợp với những trader giữ lệnh lâu và thường xuyên theo dõi trên khung thời gian dài hơn swing trading.
- SMA dài hạn: Bao gồm các đường là SMA200, SMA250, SMA500. .. Dữ liệu lịch sử giao dịch cũng sử dụng phổ biến nhất nên sẽ rất thích hợp với những position trader và nhóm người có lệnh hàng vài tháng hay nhiều năm.
Chúng ta sẽ không thể biết được đường SMA nào tốt hơn, hiệu quả hơn. Tất cả hoàn toàn phụ thuộc trong khung giờ giao dịch, suy xét của trader. Do đó, trader cần phải linh hoạt dựa vào chiến lược của mình
Cách tính SMA
Đường SMA được tính theo công thức sau:
SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/N
Trong đó:
- P1-Pn: Mức giá đóng cửa ở mỗi chu kỳ.
- n: Số ngày hay là phiên giao dịch, báo hiệu chu kỳ biến động.
Sau đây là cách tính SMA cụ thể:
- SMA(10) = Tổng của mức giá đóng cửa 10 phiên giao dịch sát nhất /10
- SMA(14) = Tổng của mức giá đóng cửa 14 phiên giao dịch sát nhất /14
- SMA(20) = Tổng của mức giá đóng cửa 20 phiên giao dịch sát nhất /20
- SMA(50) = Tổng của mức giá đóng cửa 20 phiên giao dịch sát nhất /50
- SMA(100) = Tổng mức giá đóng cửa 20 phiên giao dịch sát nhất /100
- SMA(200) = Tổng của mức giá đóng cửa 20 phiên giao dịch sát nhất /200
Tuy nhiên, để hiểu hơn về cách đường SMA hiển thị ở trong biểu đồ giá, chúng ta sẽ cần tìm hiểu kỹ hơn về công thức hình thành nên những điểm trung bình, kết nối tạo thành SMA.
Ý nghĩa của SMA trong PTKT
Giống như mọi công cụ chỉ báo khác, SMA cũng giúp các trader đưa ra những nhận định về hành động giá trong tương lai và xác định điểm đăt lệnh, take profit có tiềm năng. Sau đây là ý nghĩa của đường SMA trong phân tích kỹ thuật:
Xác định xu hướng thị trường

Dựa trên việc giao cắt giữa đường giá và đường SMA, trader cũng sẽ có thể dự đoán trước xu hướng của tương lai. Cụ thể:
- Nếu có đường giá cắt lên trên đường SMA dự đoán giá đang trong xu hướng tăng.
- Ngược lại, nếu là giá cắt xuống SMA cho biết giá đang có xu hướng giảm.
Xác định hỗ trợ và kháng cự
Đường SMA đóng vai trò là đường kháng cự và hỗ trợ. Tại các vị trí giá chạm với đường SMA thì giá sẽ bật lên di chuyển theo xu hướng chính.
- Nếu cảm thấy giá đang dao động trên đường SMA, sau đó hạ thấp sát vào đường đó rồi di chuyển tăng lên nhiều lần thì đây là hỗ trợ động.

- Ngược lại, nếu phát hiện giá chuyển động dưới SMA và hồi va chạm với đường này và đi xuống nhiều lần đây sẽ là vùng kháng cự.
Tìm điểm vào lệnh, take profit và stop loss
Nhờ vào đường SMA là hỗ trợ, kháng cự động mà những trader sẽ xác nhận được điểm vào lệnh chính xác, biết lúc nào cần phải stop loss và take profit. Ngoài ra, dựa trên tín hiệu giao cắt giữa 2 đường SMA hoặc tín hiệu break out trader cũng hoàn toàn có thể đưa ra những chiến lược giao dịch cho mình.
Nên sử dụng SMA hay EMA
Thực tế hai đường trung bình đó lại có mỗi ưu và nhược điểm khác nhau cho nên việc đánh giá hay quyết định đầu tư cái nào hiệu quả hơn sẽ vô cùng khó khăn. Nhưng chúng ta sẽ thay đổi tình huống nếu biết rõ bản chất của mỗi đường trung bình động để ứng phó nhanh chóng.

- Nếu bạn muốn một công cụ chỉ báo hỗ trợ ngắn hạn để có thể đưa kết luận nhanh thì đường EMA là giải pháp phù hợp.
- Giá SMA cũng phù hợp với những hoạt động đầu tư lâu dài, thận trọng và không quá gấp về thời gian.
- Khi có những tình huống nào khác nhau, việc áp dụng các phương án phối hợp 2 hoặc 3 công cụ chỉ báo của đường MA cùng lúc sẽ mang tới hiệu quả cao hơn và cho phép nhiều nhà đầu tư nhận định sự dao động của giá chính xác hơn.
Kết luận
Trên đây, Gocdautu đã chia sẻ toàn bộ kiến thức về đường SMA. Hy vọng với bài viết này, trader sẽ nắm được cách tính đường SMA cũng như lựa chọn sử dụng đường nào phù hợp với mình. Tuy vậy, SMA là chỉ báo có độ trễ nhất định đối với hành động giá, cho nên trong quá trình phân tích trader nên kết hợp với những công cụ khác để đưa ra quyết định chuẩn xác hơn.