Đường EMA là gì? Và ý nghĩa của đường EMA trong phân tích kỹ thuật
Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc sẽ giúp mỗi một trader tự tin vào lệnh và tỷ lệ thành công cao. Và EMA là một trong các đường trung bình động khá phổ biến, được trader dùng để xác nhận xu hướng và tìm điểm đặt lệnh. Vậy trader đã biết gì về đường EMA này chưa? Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu đường EMA là gì? Ý nghĩa của đường EMA trong giao dịch nhé.

Đường EMA là gì?
Đường EMA (Exponential Moving Average) là đường trung bình động hàm mũ hoặc đường trung bình động luỹ thừa. Đây cũng là một dạng trung bình động có tính theo trên cấp số nhân. Đường EMA sẽ có phản ứng rất nhanh với mỗi thay đổi nhỏ của giá và cho kết quả có phần chuẩn xác hơn các nhóm MA khác kia.
Những dữ liệu lịch sử giá sẽ được làm mượt theo một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào chu kỳ của EMA. Thông thường một chu kỳ của EMA sẽ là 9, 12, 25, 50, 100 ngày hoặc bất cứ mốc thời gian khác phụ thuộc sự chọn lựa của nhà đầu tư.

EMA cũng nhạy với những thay đổi với xu hướng ngắn hạn hơn so với đường SMA. Do đó, nếu bạn muốn một đường MA để đáp ứng nhanh với giá thì đường EMA là lựa chọn hợp lý. Đường EMA sẽ giúp nhà đầu tư nắm xu hướng nhanh và không có cơ hội đặt lệnh.
Các đường EMA quan trọng
Tùy thuộc vào thói quen phân tích, sử dụng của mỗi trader mà họ sử dụng các đường EMA khác nhau: Đường EMA9, EMA13, EMA34, EMA50, EMA89, EMA100, EMA200… Nhưng để đơn giản trong việc sử dụng, ta sẽ chia đường EMA thành 3 nhóm như sau:

- Đường EMA ngắn hạn: Các đường EMA này có chu kỳ nhỏ: EMA5, EMA8, EMA13… phù hợp cho scalper, day trader hay các trader giao dịch trên khung giờ nhỏ.
- Đường EMA trung hạn: Các đường EMA có chu kỳ lớn hơn như: EMA25, EMA50, EMA 100… phù hợp cho trader giao dịch trên khung giờ lớn lớn và có thời gian giữ lệnh lên đến vài tuần.
- Đường EMA dài hạn: Là nhóm có chu kỳ lớn nhất. Đường EMA này thường phù hợp cho các trader giao dịch trên khung giờ tháng, quý và thời gian giữ lệnh lên đến vài tháng, vài năm. Một số đường EMA được sử dụng rộng rãi như: EMA200, EMA300, EMA500…
Nên sử dụng đường EMA nào?
Trước khi đi tìm lời giải cho câu hỏi “nên dùng đường EMA nào?”, mỗi mệt trader cần phải xác định được khung giờ giao dịch của cá nhân và từ đó chọn lựa đường EMA thích hợp nhất. Về cơ bản, không có đường EMA nào tốt hơn đường EMA nào cả. Mỗi đường đều sẽ có các ưu điểm, nhược điểm riêng. Tất cả đều tùy thuộc vào chiến lược và thói quen giao dịch của trader.
Công thức tính EMA
Công thức tính EMA được áp dụng như sau:
EMA(n) = Gt x k + SMA(t-1) x (1-k)
Trong đó:
- Gt: Là giá của ngày hiện tại.
- n: Là số chu kỳ mà trader lựa chọn
- SMA (t-1): Là chỉ số SMA của ngày hôm trước.
- k = 2/( n+1)
EMA có ý nghĩa gì trong phân tích kỹ thuật?
EMA là một công cụ hiệu quả trong phân tích kỹ thuật, chính vì vậy mà được các trader thường xuyên sử dụng. Vậy ý nghĩa của đường trung bình động hàm mũ này như sau:
Nhận biết được xu hướng đang diễn ra
Khi giá ở phía trên đường EMA, thị trường đang có xu hướng tăng. Và ngược lại, khi giá ở phía dưới đường EMA, thị trường đang có xu hướng giảm. Tuy vậy, khi áp dụng đường EMA với mục đích xác nhận xu hướng, trader nên chú ý:

- Đường EMA20,…: Thường sử dụng để xác nhận xu hướng trên những khung giờ nhỏ như M5, M15.
- Đường EMA50, EMA100,…: Là các đường phản ánh xu hướng trên những khung giờ trung hạn như H4, D1.
- Các đường EMA cao hơn sẽ cho ta nhận biết xu hướng trên các khung giờ lớn hơn.
Đóng vai trò như đường hỗ trợ/ kháng cự động
Ở xu hướng tăng, khi giá điều chỉnh giảm xuống chạm vào đường EMA sẽ có xu hướng bật lên lại. Ngược lại, ở xu hướng giảm, khi giá điều chỉnh tăng lên gặp đường EMA rồi lại giảm xuống. Lúc này, đường EMA có nhiệm vụ như một đường kháng cự và hỗ trợ động.

Tìm được điểm vào lệnh
Bên cạnh việc xác nhận các xu hướng, EMA còn hỗ trợ trader tìm các điểm vào lệnh sao cho an toàn, hiệu quả. Khi quan sát biều đồ, ta thấy:
- Nếu thấy đường EMA dốc lên và đường giá dịch chuyển theo hướng từ trên xuống dưới. Trader hãy chờ khi nào giá chạm trên đường EMA bật lên lại thì vào lệnh Buy.
- Nếu đường EMA dốc xuống, đường giá ở bên dưới đường này và dịch chuyển theo hướng từ dưới lên trên. Khi đường giá chạm trên đường EMA bật lại thì vào lệnh Sell.
So sánh EMA và SMA

Nôi dung | Đường SMA |
Đường EMA |
Khái niệm |
Là đường trung bình đơn giản | Là đường trung bình động lũy thừa
|
Ưu điểm |
Có khả năng hiển thị biểu đồ mượt hơn, loại bỏ những tín hiệu nhiễu không đáng có ảnh hưởng đến hành động giá.
|
Cập nhật nhanh chóng và chuẩn xác những biến động thay đổi của giá.
|
Nhược điểm |
Cập nhật những biến động của giá chậm trễ nên khiến các trader bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm tín hiệu vào lệnh |
Dễ bị mắc bẫy và cho tín hiệu vào lệnh nhiễu nhiều hơn SMA. |
Nhìn chung, Đường EMA và đường SMA đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, không thể khẳng định đâu là công cụ mang lại hiệu quả cao hơn. Hiệu quả lớn nhất chính là cách mà những nhà đầu tư kết hợp loại chỉ báo sao cho thích hợp với chiến lược giao dịch của mình. Nếu đầu tư ngắn hạn EMA là công cụ thích hợp và ngược lại, nếu lựa chọn đầu tư dài hạn hãy chọn SMA.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến đường EMA mà Gocdautu muốn chia sẻ đến các trader. Trong thị trường này, có rất nhiều chiến lược giao dịch với đường EMA rất thú vị mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu.Nhưng các trader cần biết điều chỉnh và kết hợp những công cụ chỉ báo khác nhằm tạo ra kết quả chính xác nhất, không nên lạm dụng bất kỳ công cụ nào dù cho hiệu quả cao.