Downtrend là gì? Cách nhận biết downtrend
Với mỗi giai đoạn biến động của thị trường, có lẽ các trader đã nghe đến hiện tượng downtrend rồi đúng không. Vậy Downtrend trong chứng khoán là gì mà có thể làm cho các trader gây hoang mang đến vậy? Và nếu như thị trường downtrend nên làm gì? Hãy cùng Gocdautu tìm hiểu dưới bài viết sau nhé.

Downtrend là gì?
Downtrend nói chung là xu hướng giảm giá trị của các tài sản trong thị trường tài chính. Các hoạt động mua bán kém sôi nổi kéo theo thị trường giảm thanh khoản và không có động lực để tăng giá.

Cần phân biệt rõ downtrend với sự giảm giá thông thường của tài sản tài chính. Trong giai đoạn thị trường downtrend, mức giá sẽ sụt giảm liên tục trong thời gian dài. Hình thành nên các đáy giá mới thấp hơn đáy cũ, đỉnh giá mới thấp hơn đỉnh cũ.
Đặc điểm của downtrend
Downtrend là giai đoạn biến động đi xuống chung của giá cổ phiếu trong thị trường. Trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp downtrend xảy ra tương đối bất ngờ làm cho giá cổ phiếu tuột dốc không phanh. Các trader lo lắng, cuống cuồng bán tháo làm cho phe bán trong thị trường áp đảo phe mua.

Các đặc điểm phổ biến của downtrend mà các trader có thể nhận biết trên biểu đồ như sau:
- Đỉnh của giá sau phải thấp hơn so với đỉnh trước, đáy của giá sau phải thấp hơn đáy trước.
- Khối lượng giao dịch cũng sẽ giảm xuống mức đáng kể.
Giá cổ phiếu có thể giảm xuống liên tục cho đến lúc có sự xuất hiện của một sự kiện tích cực khiến cho thị trường quay lại đà hồi phục. Xu hướng Downtrend sẽ kết thúc khi mức chênh lệch giữa đỉnh và đáy của hai cây nến giá liền kề giảm dần tới mức thấp nhất.
Cách nhận biết downtrend
Sử dụng đường Trendline
Đường Trendline được xác nhận bằng cách nối đáy trước và đáy sau với nhau trên biểu. Lúc này các trader theo dõi thấy đường Trendline đi xuống, điều này có nghĩa là giá đang trong xu hướng downtrend.
Ngoài ra, đường xu hướng giúp các trader dự đoán được thời gian kéo dài của xu hướng, thời điểm đảo chiều của thị trường, những vùng kháng cự. Thời gian tồn tại của đường Trendline càng lâu thì sẽ đạt hiệu quả càng lớn.

Điều này có nghĩa là độ dốc của đường Trendline càng cao thì xu hướng càng dễ dàng bị phá vỡ. Đường Trendline nếu có độ dốc quá thấp rất có thể sẽ cung cấp những dự báo sai lầm. Khi bắt gặp phải trường hợp như này, trader có thể sử dụng chỉ báo đường trung bình động MA nhằm đưa ra dự báo chính xác hơn.
Sử dụng đường MA
Đường trung bình động MA (Moving Average) là đường đo lường mức giá đóng cửa trung bình. Đường MA thông thường sẽ sử dụng những mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn, mức 50 ngày cho trung hạn và mức 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn.

MA có thể áp dụng nhằm xác định xu hướng thị trường downtrend. Đường MA dốc xuống có nghĩa rằng giá đang dịch chuyển đi xuống, thị trường ở trong xu hướng giảm. Ngoài ra, những đường MA ngắn hạn hình thành điểm cắt xuống với những đường dài hạn cũng là tín hiệu xu hướng downtrend.
Tuy nhiên, đường MA có độ trễ nhất định đối với giá. Chính vì vậy, các trader nên kết hợp đường MA với những chỉ báo khác nhằm đưa ra dự đoán chuẩn xác hơn.
Giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ
Xu hướng Downtrend có khả năng cao xảy ra khi giá giảm vượt qua vùng hỗ trợ. Nhưng trader cần lưu ý đến khối lượng giao dịch để phán đoán xem đây có phải xu hướng downtrend hay không. Tình huống phá vỡ chỉ xảy ra với khối lượng lớn cho biết rằng sức thuyết phục lớn hơn, giá có xác suất cao sẽ dịch chuyển theo hướng giảm mạnh mẽ. Nếu có khối lượng thấp mức phá vỡ thì chưa đủ điều kiện để khẳng định xu hướng.
Chú ý khi giao dịch với xu hướng downtrend
Việc thị trường bị downtrend liên tục là một trong các xu hướng tất yếu. Nhưng chính điều này sẽ đem đến cho những trader không ít sự lo lắng. Dưới đây là một số lưu ý cho các trader khi giao dịch với thị trường downtrend.

Giữ vững tâm lý
Thị trường không phải lúc nào cũng đi theo hướng mong muốn và suôn sẻ. Chính những xu hướng lên – xuống của nó mới hình thành nên sự hấp dẫn và tiềm ẩn các cơ hội bất ngờ. Người chiến thắng chính là người luôn nhìn thấy, nhận biết rõ cơ hội trong đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định đầu tư. Chính vì vậy, lúc thị trường đi xuống thì các trader tuyệt đối phải bình tĩnh, giữ tâm lý vững vàng để đưa ra các chiến lược sáng suốt.
Những chiến lược giao dịch trong sóng downtrend
Khi xác định thị trường sắp downtrend, lúc này trader cần đưa ra chiến lược cụ thể, quan sát thời điểm giá tốt để giảm dần tỷ trọng cổ phiếu xuống. Điều này làm cho việc take profit ở giá cao và giảm áp lực tâm lý khi thị trường lao dốc.
Các trader ưa chuộng mạo hiểm có thể chờ những chân sóng hồi lại để mua vào. Nhưng chỉ nên lướt sóng ngắn hạn và bán ở mức T+2,5. Bởi vì nếu lựa chọn không đúng chân sóng thì mức độ rủi ro cổ phiếu chưa về tài khoản đã quay đầu giảm xuống là rất cao. Tỷ lệ take profit và stoploss cũng cần phải xác định rõ ràng ngay lúc đầu để tránh sự Fomo.
Không bị ảnh hưởng bởi lời khuyên
Mỗi khi thị trường downtrend những trader mới thường hay mắc phải sai lầm cố hữu. Đó chính là nghe theo các lời nhận định từ nhiều phía. Và từ đó liên tục bán tháo theo biến động chung, hình thành nên tâm lý FOMO hành động theo người khác.
Các trader cần bám sát vào một chiến lược cụ thể và không bị phân vân bởi nhiều nguồn thông tin. Bên cạnh đó, trader có thể đa dạng hóa những loại tài sản tài khác ngoài cổ phiếu.
Kết luận
Xu hướng downtrend hình thành khi những mã cổ phiếu rớt giá liên tục và xuất hiện xu hướng giảm trong thị trường. Vì vậy, trader phải giữ bình tĩnh và xem xét lại chiến thuật đầu tư tiếp theo. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp trader hiểu downtrend là gì và cách nhận biết downtrend cũng như một vài lưu ý khi giao dịch với thị trường này.