Chỉ báo kỹ thuật là gì? Tại sao cần xem xét chỉ báo kỹ thuật trước khi giao dịch?

Một điều rất quan trọng trước khi mở các vị thế mua bán là phải xem xét các chỉ báo phân tích kỹ thuật. Bất kể bạn theo học trường phái giao dịch nào bạn cũng không thể bỏ lỡ điều này. Các chỉ báo này giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về xu hướng và hành động giá. Về số lượng, các chỉ báo phân tích kỹ thuật vô cùng đa dạng và phong phú. Qua bài viết dưới đây, Gocdautu.vn xin được giới thiệu đến bạn đọc những chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất.
Chỉ báo kỹ thuật là gì?
Định nghĩa về chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật là các mô hình toán học bao gồm các thuật toán, công thức, biểu đồ,… Chúng lấy dữ liệu lịch sử về giá của các tài sản được giao dịch trên thị trường và được thể hiện dưới dạng số, đồ thị. Mục đích của nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo này là dự đoán xu hướng giá trong tương lai và đưa ra quyết định giao dịch. Mỗi chỉ số có một cách tính và cách thể hiện khác nhau. Đồng thời, các chỉ báo này cũng vô cùng đa dạng khi kết hợp các chiến lược giao dịch khác nhau.

Về cơ chế hoạt động, chỉ báo kỹ thuật cố gắng nắm bắt hành vi và đôi khi là tâm lý của các nhà đầu tư để cung cấp các mối tương quan về xu hướng hành động giá (price action) trong tương lai từ dữ liệu của các nhà đầu tư trong quá khứ. Trong quá trình hoạt động, một số chỉ báo kỹ thuật có thể đưa ra các tín hiệu độc lập, trong khi các chỉ báo khác bổ sung cho nhau, có thể xuất hiện các tín hiệu mới.
Phân loại chỉ báo kỹ thuật
Như đã đề cập ở trên, có nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau về mặt phân tích kỹ thuật. Cùng với điều này, các phương pháp phân loại cũng khá khác nhau. Trong bài viết này Gocdautu.vn sẽ phân loại các chỉ báo thành 3 loại chính sau:
- Chỉ báo xu hướng
- Chỉ báo động lượng
- Một số chỉ báo khác
#1. Chỉ báo xu hướng

Các chỉ báo xu hướng là các công cụ đo lường xu hướng tương đối của giá. Với công cụ này, dữ liệu giá lịch sử sẽ được “lọc nhiễu động” và đưa ra xu hướng cụ thể. Vì vậy, nó sẽ hiển thị hướng tăng hoặc giảm của tài sản. Thông thường các chỉ báo này có thể được sử dụng để xác định xu hướng của toàn thị trường (tăng, giảm hoặc đi ngang). Tuy nhiên, các chỉ báo này đều có quá trình “làm mịn” dữ liệu để hiển thị biểu đồ một cách “trơn tru” nên thường phát tín hiệu khá chậm. Hiểu đơn giản vì các chỉ báo này chỉ đưa ra tín hiệu khi xu hướng đã hình thành.
#2. Chỉ báo động lượng
Chỉ báo động lượng là một loại chỉ báo kỹ thuật đặc biệt được các nhà đầu tư sử dụng để xác định các vùng mua-bán trong quá trình giao dịch. Nó cung cấp một cái nhìn “tổng quan” về mối quan hệ cung cầu đối với một sản phẩm. Ngoài việc xác định các khu vực mua và bán, các chỉ báo này cũng có thể cung cấp các tín hiệu đo lường về các chuyển động sắp tới của thị trường.

Trên biểu đồ, các chỉ báo này thường biến động theo giá. Khi giá tăng, các chỉ báo động lượng sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chỉ báo động lượng đạt đến mức “quá mua” hoặc “quá bán”, điều đó không có nghĩa là giá đang tạo vùng đỉnh hay vùng đáy. Các chỉ báo động lượng có thể ở mức cao nhất hoặc thấp nhất trong một thời gian dài. Hãy “thông cảm” cho chúng vì đây chỉ là những con số. Vì vậy, chúng ta cần kết hợp các tín hiệu rõ ràng hơn vào giao dịch.
Tại sao cần phải kiểm tra các chỉ báo kỹ thuật trước khi mở vị thế mới?
Có rất nhiều điều cần để tâm trong quá trình đầu tư. Có thể kể đến như: tin tức, thị trường, chính sách tiền tệ, …. Vậy tại sao lại cần thêm một thao tác “rườm rà” này? Liệu có đáng để ta quan sát chúng trước khi mua một đồng coin mới? Có đáng để chúng ta thực hành và luyện tập liên tục không? Đây hẳn là những câu hỏi của bạn khi bạn đọc đến đây. Câu trả lời là các chỉ báo kỹ thuật cực kỳ đáng để bạn dành thời gian. Sau đây đây chúng ta cùng tìm hiểu tại sao nhé!
Ưu điểm của chỉ báo kỹ thuật
Nếu bạn là một người đầu tư theo chủ nghĩa cơ bản, bạn phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như vi mô (hành động của cá voi), vĩ mô (chính sách tiền tệ của Fed), sức mạnh nội tại của coin (liên quan đến white paper của dự án),… Tất cả những yếu tố này có lẽ chỉ để giúp bạn đưa ra quyết định để mua hoặc bán. Tuy nhiên, những yếu tố này không thể giúp bạn biết điểm mua ở đâu là tốt nhất. Các chỉ số kỹ thuật được sinh ra để giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận trên số vốn hữu hạn của mình. Nó giúp bạn xác định các khu vực tiệm cận vùng đỉnh hay vùng đáy.

Hơn nữa, dữ liệu không biết “nói dối”. Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ có khả năng truy cập khiêm tốn vào tin tức nội bộ, phân tích kỹ thuật chính là “cứu cánh” của họ. Ví dụ: một đồng coin được mua bởi một tổ chức lớn như Grayscale hoặc Fidelity. Thông thường các tổ chức này chỉ tiết lộ thông tin khi mọi thứ đã hoàn tất. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch, họ phải để lại dấu vết. Đây được gọi là “dấu chân của người khổng lồ”. Bạn có thể nhận ra điều này thông qua việc sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật. Đây là một ví dụ nhỏ để bạn có thể thấy các chỉ báo kỹ thuật hữu ích như thế nào.
Trường phái đầu tư phân tích kỹ thuật
Ngoài khả năng bổ trợ cho phân tích cơ bản trong quá trình giao dịch, các chỉ báo kỹ thuật hoàn toàn có thể “đơn đả độc đấu” trên thị trường. Đồng thời, nó có hẳn một trường phái để đầu tư. Đó là trường phái đầu tư phân tích kỹ thuật – technical analysis.

Sơ lược về trường phái này có thể kể đến Charles Dow và lý thuyết Dow mang tên ông. Nó được trình bày lần đầu tiên vào cuối những năm 1800. Sau đó, các học giả khác liên tục xây dựng và bổ sung nó. Sau hàng trăm năm, trường phái này vẫn tồn tại và phát triển vô cùng vững chắc. Không dừng lại ở đó, các tín hiệu kỹ thuật ngày càng phát triển hơn với sự trợ giúp của máy tính.
Kết luận
Phân tích kỹ thuật là dựa trên các chỉ báo kỹ thuật. Cốt lõi của trường phái này là luôn dựa trên dữ liệu quá khứ để dự đoán tương lai. Các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng một tập hợp các chỉ báo kỹ thuật hoạt động cùng nhau để có tín hiệu tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về trường phái này, bạn đọc có thể xem tiếp bài viết bên dưới của Gocdautu.vn.