Góc đầu tư
  • Tin Tức
  • Kiến Thức
    • Phương Pháp Giao Dịch
    • Tâm lý giao dịch
    • Thuật ngữ
    • Quản lý vốn
    • Huyền thoại Trading
  • Học giao dịch
    • Khóa học Forex
    • Khóa học Crypto
  • Góc TV
    • Youtube
    • Tiktok
  • Quà Tặng
    • Ebook
    • EA
  • EA
  • Sàn giao dịch
    • Top sàn tốt nhất
    • Chương trình Bonus
    • Tin tức – Sự kiện
    • Đánh giá sàn
  • Liên hệ
    • Đặt baner
    • KOL – Speaker
    • Setup Văn Phòng
    • Trở thành KOL – Speaker của Gocdautu.vn
Góc đầu tư
  • Tin Tức
  • Kiến Thức
    • Phương Pháp Giao Dịch
    • Tâm lý giao dịch
    • Thuật ngữ
    • Quản lý vốn
    • Huyền thoại Trading
  • Học giao dịch
    • Khóa học Forex
    • Khóa học Crypto
  • Góc TV
    • Youtube
    • Tiktok
  • Quà Tặng
    • Ebook
    • EA
  • EA
  • Sàn giao dịch
    • Top sàn tốt nhất
    • Chương trình Bonus
    • Tin tức – Sự kiện
    • Đánh giá sàn
  • Liên hệ
    • Đặt baner
    • KOL – Speaker
    • Setup Văn Phòng
    • Trở thành KOL – Speaker của Gocdautu.vn
Góc đầu tư
No Result
View All Result

Chỉ báo Ichimoku là gì? Các thành phần của chỉ báo Ichimoku

Ichimoku (Ichimoku Kinko Hyo) là một hệ thống giao dịch hoàn hảo, được các trader dùng trong phân tích kỹ thuật. Ichimoku có thể dùng độc lập mà không cần phải kết hợp với những công cụ phân tích nào. Trong bài viết này, Gocdautu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Ichimoku là gì? Các thành phần cũng như ý nghĩa của mây Ichimoku

17/01/23
in Phân tích kỹ thuật
0 0
Share on FacebookShare on Twitter

Chỉ báo Ichimoku là gì? Các thành phần của chỉ báo Ichimoku

Ichimoku (Ichimoku Kinko Hyo) là một hệ thống giao dịch hoàn hảo, được các trader dùng trong phân tích kỹ thuật. Ichimoku có thể dùng độc lập mà không cần phải kết hợp với những công cụ phân tích nào. Trong bài viết này, Gocdautu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Ichimoku là gì? Các thành phần cũng như ý nghĩa của mây Ichimoku.

Chỉ báo Ichimoku là gì? Các thành phần của chỉ báo

Ichimoku là gì? 

Ichimoku có tên gọi là Ichimoku Kinko Hyo, đây là một hệ thống chỉ báo trọng yếu trong phân tích kỹ thuật, cho phép trader có góc nhìn tổng quát hơn về biến động giá cả trên thị trường. Ichimoku gồm 5 thành phần chính, trong đó có 2 thành phần liên kết với nhau có dạng tương tự như đám mây, vì vậy mọi người hay gọi là đám mây Ichimoku hay Ichimoku Cloud. 

Ichimoku
Ichimoku là gì?

Chỉ báo Ichimoku cung cấp khá nhiều thông tin hữu ích đối với trader bao gồm: 

  • Xác định xu thế đang xảy ra trên thị trường. 
  • Đo lường động lượng và sức mạnh của xu hướng. 
  • Tìm những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ phù hợp. 
  • Tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh chuẩn xác. 

Ichimoku cung cấp tất cả thứ trader muốn, nên nó được dùng làm một hệ thống giao dịch riêng mà không phải phối hợp với chỉ báo khác. Ngày nay, chỉ báo trên đang được cộng đồng trader ưa thích và sử dụng phổ biến trong các thị trường khác nhau bao gồm: forex, chứng khoán, crypto … 

Lịch sử hình thành chỉ báo Ichimoku

Ichimoku được hoàn thiện vào khoảng cuối những năm 1930, tuy nhiên phải tận năm 1969 mới chính thức xuất bản phổ biến. Cha đẻ của chỉ báo trên là một nhà báo người Nhật nổi tiếng có tên là Goichi Hosoda. Ông đã dành khá nhiều thời gian cho ghi chép và thống kê giá lúa gạo hàng ngày. Từ đó, ông đã nắm rõ sự chuyển động và phản ứng của giá tại những điểm cụ thể trên đồ thị (đây là điểm kháng cự, hỗ trợ trọng yếu). 

Comment lire Ichimoku Kinko Hyo - Le système le plus profitable
Cha đẻ của chỉ báo Ichimoku là một nhà báo người Nhật nổi tiếng có tên là Goichi Hosoda

Nhận thấy tiềm năng của việc quan sát chuyển động giá đó, Hosoda đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu để cho ra đời một chỉ báo hoàn chỉnh. Sau nhiều năm cố gắng, vào năm 1969 chỉ báo Ichimoku mới hoàn thiện và được ông in thành sách, với tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo – “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt”. 

Ngay sau khi phát hành, chỉ báo Ichimoku đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư và gây nên tiếng vang mạnh mẽ tại thị trường tài chính Nhật Bản và Châu Á.  Do có rào cản về ngôn ngữ nên phải đến năm 1990, những quốc gia phương Tây mới biết đến chỉ báo đám mây Ichimoku và dùng rộng rãi cho đến hiện nay.

Các thành phần của chỉ báo Ichimoku

Ichimoku gồm 5 thành phần chủ yếu là: đường Kijun-Sen, Tenkan-Sen, Chikou-Span, Senkou-Span A,  Senkou-Span B. Trong đó, Senkou-Span A và Senkou-Span B kết hợp với nhau tạo thành đám mây Ichimoku. Cụ thể của từng thành phần của chỉ báo này dưới đây:

Ichimoku Là Gì? || Phần 1 - Giới Thiệu Về Ichimoku Kinko Hyo - AZINVEX.COM
Các thành phần của chỉ báo Ichimoku

Kijun-Sen 

Kijun-Sen (hay đường cơ sở) là đường màu đỏ trên biểu đồ. Đây là đường trung bình rất quan trọng trong chỉ báo Ichimoku, được tính dựa trên dữ liệu của 26 phiên giao dịch trước đó. Công thức tính của Kijun-Sen là:

Kijun-Sen = (Giá cao nhất + giá thấp nhất)/2, chu kỳ 26 

Do là đường trung bình dài hạn, vì thế phần lớn đường Kijun-Sen sẽ nằm giữa còn giá sẽ di chuyển dọc theo đường đó. Dựa theo đường cơ sở, trader sẽ dự đoán xu hướng đang xảy đến trên thị trường. 

  • Giá nằm phía trên đường Kijun-Sen => Xu hướng tăng. 
  • Giá nằm phía dưới đường Kijun-Sen => Xu hướng giảm. 

Đường Kijun-Sen ngày càng dốc chứng tỏ xu hướng đang xảy ra ngày càng mạnh mẽ. Ngược lại, nếu đường Kijun-Sen nằm ngang, thì chứng tỏ thị trường đang trong thời kỳ sideway. 

Kijun Line là gì? Cách sử dụng - Kienthucforex.com
Kijun-Sen

Bên cạnh đó, vì Kijun-Sen là đường trung bình động dùng dữ liệu giá trong quá khứ, nó sẽ có độ trễ lớn so với hướng đi của giá. Vì thế, đường cơ sở này hay được sử dụng nhằm tìm xu hướng và những điểm hỗ trợ, kháng cự cần thiết. Kijun-Sen không mạnh trong việc tìm kiếm những điểm giao dịch bởi vì nó bị trễ hoặc thiếu rõ ràng. 

Tenkan-Sen 

Đường Tenkan-Sen hay còn gọi là đường tín hiệu, đường chuyển đổi là đường màu xanh than ở trong biểu đồ. Chu kỳ hoạt động của đường Tenkan-Sen hẹp hơn đối với đường cơ sở, chỉ được tính dựa trên 9 phiên giao dịch gần nhất.

Tenkan-Sen = (Giá cao nhất trong 9 phiên + Giá thấp nhất trong 9 phiên)/2.

Vì có chu kỳ ngắn hơn do đó Tenkan-Sen phản ứng với giá mạnh hơn. Do vậy, khả năng dự đoán xu hướng tương lai sẽ không tốt như đường cơ sở, tuy nhiên đường tín hiệu vẫn có thể truyền tín hiệu giá nhanh hơn và cho phép trader nhìn thấy những vị trí đặt lệnh tiềm năng. 

cac thanh phan cua chi bao ichimoku
Tenkan-Sen

Thông thường, trader sẽ không sử dụng riêng lẻ đường chuyển đổi trong quá trình tìm tín hiệu giao dịch mà sẽ phối hợp với đường Kijun-Sen. 

  • Nếu đường cơ sở Kijun-Sen cắt đường tín hiệu Tenkan-Sen theo chiều từ dưới lên trên => Tìm kiếm lệnh Buy. 
  • Nếu đường cơ sở Kijun-Sen cắt đường tín hiệu Tenkan-Sen theo chiều từ trên xuống dưới => Tìm kiếm lệnh Sell. 

Chikou-Span 

Đường Chikou Span (đường trễ) được xác định bởi giá đóng cửa của phiên này đang lùi về 26 phiên trước. Đường Chikou-Span cũng giúp trader dự đoán xu hướng đang xảy đến tại những vùng hỗ trợ/kháng cự chủ chốt. 

  • Nếu đường Chikou Span nằm trên đường giá => Xu hướng tăng. 
  • Nếu đường Chikou Span nằm dưới đường giá => Xu hướng giảm. 
  • Nếu đường Chikou Span bám sát đường giá => đang tình trạng Sideway.
Chikou Span là gì? Cách sử dụng hiệu quả - Kienthucforex.com
Chikou-Span

Nếu khoảng cách giữa đường Chikou Span và đường giá càng cách xa thì lực của xu hướng hiện tại lại càng mạnh và ngược lại.

Senkou-Span A 

Đường dẫn A được tính bởi trung bình cộng của đường Kijun-Sen và đường Tenkan-Sen, nhưng lùi lại 26 phiên giao dịch trước. Công thức để tính Senkou-Span A như sau:

Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2 (lùi về trước 26 phiên)

Senkou-Span B 

Đường dẫn B được tính bởi trung bình cộng của các mức giá cao nhất và thấp nhất ở 52 chu kỳ và cũng dịch lại trước 26 phiên giao dịch. Công thức tính của đường Senkou-Span B như sau:

Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên

“ Đường dẫn A và đường dẫn B kết hợp với nhau sẽ hình thành chỉ báo mây Ichimoku”

Kumo – Mây Ichimoku

Đám mây Ichimoku hay còn gọi là mây Kumo được hình thành nên bởi việc giao cắt giữa đường dẫn A và đường dẫn B. Nếu đường dẫn A ở trên đường dẫn B thì mây Kumo sẽ có sắc màu của đường dẫn A (mây Kumo tăng) và ngược lại. 

Đám mây Kumo là phần chạy trước đường giá. Vì vậy, dựa trên mức độ dày, màu mây và khoảng cách giữa đường giá đến mây Kumo, trader sẽ đoán ra mức giá kế tiếp. Qua đó linh hoạt điều chỉnh kế hoạch giao dịch một cách hợp lý. 

may kumo
Kumo – Mây Ichimoku
  • Nếu đám mây Kumo có kích cỡ lớn và dày, phản ánh cảm nhận của nhà đầu tư rằng xu hướng đang xảy ra tương đối bền vững, hoàn toàn có thể bị phá vỡ. 
  • Ngược lại, nếu mây nhỏ và mỏng, cho biết xu hướng đã không còn đảm bảo vững chắc và sẽ sụp đổ bất kỳ khi nào. 

Lưu ý: Ichimoku có 3 chu kỳ hoạt động cơ bản là 9, 26 và 52. Đến thời điểm hiện tại là vào năm 1930, 1 tuần có 6 ngày. Chính vì vậy chu kỳ 9, 26, 52 tương đương với 1,5 tuần, 1 tháng và 2 tháng. Và bây giờ, số ngày giao dịch ngày nay đã có sự thay đổi, 1 tuần chỉ giao dịch 5 ngày. Vì thế chu kỳ nên thay đổi thành 7, 22, 44 thì sẽ hợp lý hơn. 

Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku

Ichimoku được đánh giá là hệ thống giao dịch hoàn hảo, khi dùng chỉ báo Ichimoku, các trader không cần kết hợp thêm công cụ nào cả. Tuy nhiên, để dùng công cụ này hiệu quả, trader cần nắm được ý nghĩa của chỉ báo. 

Ichimoku là gì? Toàn tập về cách sử dụng chỉ báo Ichimoku
Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku

Nhận biết xu hướng thị trường

Dựa trên những thành phần của Ichimoku, trader sẽ có thể dự đoán xu hướng đang xảy ra. Cụ thể 

  • Xu hướng tăng: Nếu giá ở trên đường Kijun-Sen và đường Tenkan-Sen hoặc ở dưới đường Chikou Span. 
  • Xu hướng giảm: Nếu giá ở dưới đường Kijun-Sen, đường Tenkan-Sen hoặc ở trên đường Chikou Span. 

Ngoài ra, dựa trên mức độ dày, màu sắc mây Kumo và khoảng cách từ đường giá đến mây Kumo, trader có thể dự báo hành động giá kế tiếp. 

Xác định những vùng kháng cự, hỗ trợ 

Những thành phần của chỉ báo Ichimoku, bao gồm: đường cơ sở Kijun-Sen, đường tín hiệu Tenkan-Sen, Chikou-Span hay mây Kumo đều sẽ giúp trader thiết lập các mức độ kháng cự và hỗ trợ quan trọng. 

Tín hiệu vào lệnh và rút lệnh 

Chỉ báo Ichimoku cũng là một công cụ hữu hiệu để trader đặt lệnh và rút lệnh. Cụ thể như dựa trên tín hiệu giao cắt giữa đường cơ sở và đường tín hiệu thì trader sẽ chọn lệnh Buy/Sell thuận xu hướng hoặc khi giá phá vỡ được mây là những yếu tố chính để trader rút lệnh.  

Ichimoku được xem là một công cụ phân tích hoàn hảo, nhằm giúp các trader xác định xu hướng, các vùng kháng cự,hỗ trợ quan trọng, dự đoán hành động giá và tìm kiếm vào lệnh khá hiệu quả. Chính vì thế, chỉ báo Ichimoku được xem là một hệ thống giao dịch chứa tất cả những gì mà trader cần.

Kết luận

Trên đây, Gocdautu đã chia sẻ chi tiết về chỉ báo Ichimoku – một trong những chỉ báo rất khó để sử dụng nhưng lại đầy đủ và hoàn hảo như một hệ thống giao dịch. Và mọi thứ bạn cần như: xác định xu hướng, các vùng kháng cự hỗ trợ quan, dự đoán hành động giá và tìm điểm vào lệnh đều đã tích hợp sẵn trong chỉ báo Ichimoku.

 

Có thể bạnquan tâm:

Mô hình cánh bướm (Butterfly) là gì? Đặc điểm và cách thức giao dịch với mô hình

Mô hình cánh bướm (Butterfly) là gì? Đặc điểm và cách thức giao dịch với mô hình

01/02/23
Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 2

Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 2

01/02/23
Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 1

Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 1

01/02/23
Đường EMA là gì? Và ý nghĩa của đường EMA trong forex

Đường EMA là gì? Và ý nghĩa của đường EMA trong forex

30/01/23
Previous Post

Sử dụng chỉ báo Momentum sao cho hiệu quả

Next Post

Cách để giao dịch đạt hiệu quả với chỉ báo Ichimoku

Related Posts

Mô hình cánh bướm (Butterfly) là gì? Đặc điểm và cách thức giao dịch với mô hình
Phân tích kỹ thuật

Mô hình cánh bướm (Butterfly) là gì? Đặc điểm và cách thức giao dịch với mô hình

01/02/23
Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 2
Phân tích kỹ thuật

Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 2

01/02/23
Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 1
Phân tích kỹ thuật

Tổng hợp các mô hình giá phổ biến trong giao dịch Forex – Phần 1

01/02/23
Đường EMA là gì? Và ý nghĩa của đường EMA trong forex
Phân tích kỹ thuật

Đường EMA là gì? Và ý nghĩa của đường EMA trong forex

30/01/23
Chỉ báo VWAP là gì? Cách sử dụng VWAP trong giao dịch
Phân tích kỹ thuật

Chỉ báo VWAP là gì? Cách sử dụng VWAP trong giao dịch

27/01/23
Hướng dẫn sử dụng đường SMA trong Forex
Phân tích kỹ thuật

Hướng dẫn sử dụng đường SMA trong Forex

27/01/23
Next Post
Cách để giao dịch đạt hiệu quả với chỉ báo Ichimoku

Cách để giao dịch đạt hiệu quả với chỉ báo Ichimoku

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Góc Đầu Tư cổng thông tin được tạo ra nhằm cung cấp cho nhà đầu tư những kiến thức cơ bản cũng như nâng cao về Forex và Crypto. Đội ngũ của chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, kèm theo đó là những bài phân tích đi từ vi mô tới vĩ mô gửi tới quý nhà đầu tư. Nhằm đem lại cái nhìn tổng quan hơn về thị trường Forex, Crypto nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Copyright © 2022 Gocdautu.vn. All rights reserved

Liên hệ với chúng tôi

No Result
View All Result
  • Tin Tức
  • Kiến Thức
    • Phương Pháp Giao Dịch
    • Tâm lý giao dịch
    • Thuật ngữ
    • Quản lý vốn
    • Huyền thoại Trading
  • Học giao dịch
    • Khóa học Forex
    • Khóa học Crypto
  • Góc TV
    • Youtube
    • Tiktok
  • Quà Tặng
    • Ebook
    • EA
  • EA
  • Sàn giao dịch
    • Top sàn tốt nhất
    • Chương trình Bonus
    • Tin tức – Sự kiện
    • Đánh giá sàn
  • Liên hệ
    • Đặt baner
    • KOL – Speaker
    • Setup Văn Phòng
    • Trở thành KOL – Speaker của Gocdautu.vn

@2022 góc đầu tư

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?