Chỉ báo CCI (Commodity Channel Index) là gì? Cách sử dụng chỉ báo CCI
Nếu các bạn đang trong quá trình tìm kiếm một công cụ chỉ báo trợ giúp xác định xu hướng khi thị trường biến động mạnh thì CCI sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Vậy CCI là gì? Cách sử dụng chỉ báo CCI trong giao dịch forex. Gocdautu sẽ giúp bạn hiểu rõ dưới bài viết này.

CCI là gì?
CCI viết tắt của cụm từ Commodity Channel Index – chỉ số kênh thị trường. Chỉ báo CCI được nhà phân tích kỹ thuật Donald Lambert xây dựng vào khoảng năm 1980, chủ yếu dùng trên thị trường hàng hoá, tuy nhiên ngày nay CCI đã trở thành công cụ phổ biến trong thị trường forex, tiền điện tử và chứng khoán.

Chỉ báo CCI sử dụng trung bình của cả mức giá hiện tại và quá khứ nhằm đo mức dao động giá trên thị trường. Lệnh là để xác định những điểm đáy, mức mua theo xu hướng đang xảy ra trên thị trường. Bên cạnh đó, CCI cũng được trader dùng nhằm xác định giá trị xu hướng và những điểm đặt lệnh, rút lệnh hữu hiệu.
Đặc điểm của chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI là một đường trung bình động liên tục chuyển động quanh đường 0 và có giá trị từ -100 đến +100. Dựa vào chỉ báo trên, trader sẽ dự đoán xu hướng tăng hay giảm giá như sau:
- CCI đi từ mức 0 đến +100: Thị trường ở trong xu hướng tăng.
- CCI đi từ mức 0 đến -100: Thị trường ở trong xu hướng giảm.
- Khi CCI > +100: Thị trường tăng mạnh tạo nên vùng quá mua => Giá sẽ giảm điều chỉnh trong thời gian tới.
- Khi CCI < -100: Thị trường giảm mạnh tạo nên vùng quá bán => Giá sẽ điều chỉnh tăng trong thời gian tới.
- Khi CCI sẽ dao động xung quanh đường 0: Thị trường chuyển động sideway, biến động ít.

CCI không có một giới hạn nhất định nào cả, nó có thể cao hơn hay thấp hơn mức cài đặt thông thường. Nhưng theo các thống kê 75% chỉ báo CCI dao động trong khoảng từ – 100 đến +100 và 25% sẽ nằm ngoài phạm vi đó.
Công thức tính CCI
Để dùng chỉ báo CCI hiệu quả, hãy tìm hiểu những yếu tố cấu tạo và tác động lên chỉ báo này. Với công thức tính CCI như sau:
Trong đó:
- AP (Average price – mức giá trung bình):
AP = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa)/3
- MA (Moving Average – đường trung bình động)
MA = (Giá đóng cửa 1 + Giá đóng cửa 2 + Giá đóng cửa 3 +…+ Giá đóng cửa n) / n
- MD (Moving Deviation – độ lệch chuẩn tuyệt đối của MA)
MD = [ (MA – AP1) + (MA – AP2) + …+ (MA – APn) ] / n
- 0,015 là hằng số: Mục đích điều chỉnh hoặc làm mịn các giá trị của CCI từ đó để giá trị của chỉ báo này nằm ở mức -100 đến +100.
Ý nghĩa của chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI mang tới cho trader những thông tin hữu ích về xu hướng và hành động giá để tìm được cơ hội đầu tư. Cụ thể như sau:
Xác định vùng quá bán và quá mua
- Khi CCI vượt qua mức +100 theo chiều hướng đi lên sẽ cho biết thị trường đang ở trong vùng quá mua và một đợt giảm điều chỉnh có thể diễn ra
- Khi CCI vượt qua mức -100 theo chiều hướng đi xuống thì cho biết thị trường đang quá bán và khả năng sẽ có đợt điều chỉnh tăng.

Dựa trên các yếu tố “quá mua” và “quá bán” trong chỉ báo CCI, trader sẽ đánh giá tín hiệu phá vỡ đó là thật hoặc giả mạo, trước khi thực hiện giao dịch.
Xác định xu hướng thị trường
Ngoài xác nhận quá bán, quá mua, CCI cũng được dùng trong dự đoán xu hướng đang xảy ra.
- CCI chạy từ 0 đến +100: Thị trường đang có xu hướng tốt và tốc độ tăng rất mạnh mẽ.
- CCI chạy từ 0 đến -100: Thị trường đang trong xu hướng giảm và đà giảm còn tiếp diễn.
Xác định đảo chiều dựa trên phân kỳ
Dựa trên tín hiệu phân kỳ, hội tự giữa chỉ báo CCI và đường giá, trader đã thực hiện đảo chiều tương đối hữu ích.
- Phân kỳ xuất hiện khi giá lập đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng CCI lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. => Tín hiệu thị trường sẽ đảo chiều từ tăng qua suy giảm.
- Hội tụ xuất hiện khi giá lập đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng CCI lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước => Tín hiệu thị trường sẽ đổi chiều từ suy giảm sang tăng.
Sự khác biệt giữa Chỉ báo kênh hàng hóa (CCI) và bộ dao động Stochastic
Cả hai chỉ số kỹ thuật trên đều là bộ dao động đo động lượng, tuy nhiên chúng có công thức tính hoàn toàn khác. Nếu Stochastic bị ràng buộc từ khoảng 0 và 100, thì CCI lại không bị bất cứ ràng buộc nào trong việc mở rộng ở từng loại sản phẩm khác. Do có sự khác biệt về tính toán, vì vậy chúng cũng sẽ cung cấp các tín hiệu khác nhau, tại những thời điểm khác nhau đặc biệt là tại những vùng quá mua và quá bán.
Cách cài đặt CCI Indicator trong MT4
MT4 là nền tảng giao dịch thị trường ngoại hối phổ biến hiện nay. Vì vậy, Gocdautu sẽ hướng dẫn cách cài đặt chỉ báo CCI trên MT4 qua những bước như sau:
Bước 1: Vào phần mềm MT4 ( nếu chưa có hãy tài phần mềm MT4 về thiết bị của bạn), mở biểu đồ cần phân tích.
Bước 2: Chọn ở mục Insert => Indicators => Oscillators => Commodity Channel Index.
Bước 3: Cài đặt các thông số của CCI

Tại đây, các trader có thể chỉnh sửa thông tin của chỉ báo ở những mục Parameters/Levels/Scale/Visualization. Trong đó:
- Parameters: Bao gồm 2 phần Period và Style giúp trader cài đặt chu kỳ và hiển thị chỉ báo.
- Levels: Trader cài đặt lại khoảng giao động đồng thời thêm hya bớt những đường vào chỉ báo.
- Visualization: Dùng để cài đặt khung giờ muốn phân tích.
Sau cùng khi cài đặt hết những thông tin trader nhấn vào mục OK là hoàn tất.
Cách sử dụng chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI dùng để đo lường sức mạnh xu hướng, nhận biết những vùng quá mua và quá bán trên thị trường. Chi tiết về việc áp dụng chỉ báo CCI trong giao dịch Forex sẽ được giới thiệu ngay sau đây:
Giao dịch thuận xu hướng
Với chiến thuật này, trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy trong xu hướng tăng và lệnh Sell trong xu hướng giảm giá. Cách thực hiện như sau:
Đối với lệnh Buy
- Tín hiệu vào lệnh: Khi CCI đang tiến vào vùng quá mua ( hay CCI cắt qua đường +100 theo chiều từ dưới lên). Tín hiệu này cho biết giá chuẩn bị tăng lại sau đợt điều chỉnh suy giảm.
- Điểm vào lệnh: Tại cây nến màu xanh khẳng định xu hướng tăng giá sau khi CCI cắt đường +100 từ dưới lên.
- Stoploss bên dưới vùng hỗ trợ và take profit khi CCI đạt +200.

Đối với lệnh Sell
- Tín hiệu vào lệnh: Khi CCI đang tiến vào vùng quá bán (hay CCI cắt đường -100 theo chiều từ trên xuống). Tín hiệu này cho biết giá chuẩn bị sụt giảm sau một đợt điều chỉnh tăng.
- Điểm vào lệnh: Tại cây nến màu đỏ khẳng định xu hướng giảm, sau khi CCI cắt đường -100 từ trên xuống.
- Stoploss ở bên trên vùng hỗ trợ và take profit khi CCI giảm xuống -200.
Giao dịch đảo chiều dựa vào tín hiệu phân kỳ
Như đã trình bày ở phần trên, dựa theo tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá, trader có thể dự đoán được điểm đảo chiều và tiến hành những lệnh Buy/Sell đón xu hướng mới. Tuy nhiên, khi áp dụng chiến thuật trên, trader cần phải biết khẳng định thị trường đang có xu hướng như thế nào và xu hướng hiện tại đã có sự suy giảm.
Đối với lệnh Buy
Trong một xu hướng giảm, khi xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa CCI và giá, cho biết thị trường sẽ đổi chiều từ hạ sang tăng => Khi đó, trader có thể tham gia với lệnh Buy, điểm vào lệnh tại cây nến xanh xác nhận tăng giá.

Đối với lệnh Sell
Trong một xu hướng tăng lên, khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa CCI và giá, cho biết thị trường sẽ đổi chiều từ tăng sang giảm => Khi đó, trader có thể tham gia vào lệnh Sell, điểm vào lệnh tại cây nến đỏ xác nhận giảm giá.
Kết luận
Bài viết trên, Gocdautu đã cung cấp những thông tin chi tiết về chỉ báo CCI. Chỉ báo này giúp cho các trader đánh giá được sức mạnh xu hướng và xác định những vùng quá mua hay quá bán. Và thực hiện hững giao dịch mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù vậy, để có thể đạt hiệu quả cao trong giao dịch, các trader vẫn cần phải ưu tiên việc quản lý vốn và kết hợp với những công cụ phân tích khác.