Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong Forex
Hiểu rõ tầm quan trọng của chỉ báo kỹ thuật đối với đầu tư, các trader đang tìm kiếm cho mình một số dạng chỉ báo kỹ thuật phù hợp với phong cách giao dịch từng người. Dưới đây là những chỉ báo kỹ thuật cơ bản và hữu hiệu nhất mà các bạn không thể bỏ qua.

Chỉ báo xu hướng
Chỉ báo xu hướng hay trend indicator là những chỉ báo thường được dùng nhằm xác định xu hướng biến động của giá cả trên thị trường tài chính. Dựa vào các chỉ báo trên nhà đầu tư sẽ nhận thấy những xu hướng , mức trung bình về giá và đo lường sự biến động của giá. Từ đó mà nhà đầu tư sẽ đưa ra những quyết định mới để tối đa hoá lợi nhuận.
Một số loại chỉ báo xu hướng phổ biến như sau:
Chỉ báo Moving Average – MA
Moving Average là dạng chỉ báo phổ biến nhất mà nhà đầu tư dùng khá thường xuyên vào phân tích kỹ thuật. Chỉ báo này cũng cho nhà đầu tư biết xu hướng sẽ lên, xuống hay là đi ngang. Ngoài ra, chỉ báo MA cũng cho nhà đầu tư xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự khi thị trường có xu hướng.

Hiện tại, đường MA được phân làm 3 đường chính là:
- SMA: trung bình trượt đơn giản
- EMA: trung bình trượt hàm mũ
- WMA: trung bình trượt có trọng số
Chu kỳ 20, 50, 100 và 200 sẽ được các nhà đầu tư dùng phổ biến nhất khi dùng chỉ báo MA.
Chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX giúp xác định cường độ yếu hay mạnh của xu hướng. Chính vì thế ADX cũng được xem như một chỉ báo tương đối tổng quát và được đánh giá căn cứ trên mức trung bình giao động của giá trong khoảng thời gian cụ thể.

ADX gồm có 3 thành phần chính là:
- ADX: dao động từ 0 – 100 có chức năng là xác định mức độ mạnh yếu của xu hướng
- +DI, –DI: giúp tìm được xu hướng của thị trường.
Chỉ báo Parabolic SAR
Chỉ báo Parabolic SAR có hình dạng parabol và thường xuyên được trader dùng nhằm xác định điểm kết thúc của một xu hướng cũ và đánh dấu sự đảo chiều của một xu hướng mới.

Chỉ báo SAR có chức năng cơ bản là:
- Xác định xu hướng thị trường hiện tại
- Xác định thời điểm đặt lệnh và thoát lệnh phù hợp
Với những chức năng trên các trader có thể sử dụng Parabolic SAR phối hợp với nhiều công cụ khác giúp giao dịch tốt hơn nữa.
Chỉ báo Ichimoku
Ichimoku là chỉ báo ưu việt nhất mà nhiều trader ưu tiên sử dụng. Đặc biệt, chỉ báo Ichimoku được sử dụng độc lập mà không phải dùng phối hợp với bất kì chỉ báo nào tương tự khác.

Chỉ báo Ichimoku có các tính năng nổi bật sau:
- Xác định chính xác xu thế thị trường thông qua tính chất của những đường trung bình
- Đóng vai trò là những vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh
- Xác định đúng động lực của xu hướng
- Đưa ra tín hiệu xác định những điểm đặt lệnh và huỷ lệnh phù hợp
Nhờ những đặc tính nổi trội trên Ichimoku sẽ là công cụ hiệu quả để giúp nhà đầu tư tìm được quyết định sáng suốt nhất.
Chỉ báo động lượng
Chỉ báo động lượng là công cụ giúp các trader hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thị trường. Từ đó, có căn cứ để đưa ra những sự lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất.
Một số chỉ báo động lượng được các trader quan tâm hiện nay như:
Chỉ báo MACD
MACD là viết tắt của 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence có nghĩa là đường trung bình động hội tụ và phân kỳ. Đây là một trong số ít các chỉ báo mô tả được những giá trị do nó tạo ra từ cái tên. Nhờ đó, MACD sẽ cung cấp đến nhà đầu tư các tín hiệu sau:

- Chỉ rõ điểm hội tụ và phân kỳ
- Động lượng của giá
- Xác định sự xu hướng của giá
Chỉ báo RSI
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đóng vai trò là đo lường về sự thay đổi giá cả và tốc độ biến động của thị trường. Chỉ báo này thường xuyên giao động trong khoảng giữa 0 – 100.

- Giá trị RSI trên 50 chính là dấu hiệu cho biết động lượng đang có chiều hướng gia tăng
- Nếu chỉ số RSI từ 70 trở lên sẽ là chỉ số thể hiện trạng thái quá Mua
- Tuy nhiên, khi mà chỉ số RSI mức dưới 50 cho biết xu hướng thị trường vẫn đang trên đường trượt giảm mạnh
- Chỉ số RSI dưới 30 cũng là tín hiệu phản ánh trạng thái quá Bán
Chính nhờ những chỉ số RSI cụ thể mà trader đã cân nhắc để cho có được quyết định đầu tư sáng suốt nhất.
Chỉ báo Stochastic Oscillator
Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng được dùng nhằm so sánh mức giá đóng cửa với 1 phạm vi giá tại một khoảng thời gian nào đó. Hay nói một cách đơn giản là Stochastic có chức năng đo lường biến động của giá.
- Nếu giá tăng thì giá đóng cửa sẽ tăng lên ở biên trên
- Nếu giá giảm, giá đóng cửa sẽ lùi dần đến biên dưới

Dựa trên các yếu tố này nhà đầu tư sẽ hiểu rõ khi nào cần đặt lệnh hay huỷ lệnh cũng như tìm ra thời điểm stoplooss và take profit phù hợp.
Chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI thường được xem là chỉ số kênh hàng hoá với vai trò là chỉ báo nhanh. Ban đầu chỉ báo CCI chỉ được dùng trong phân tích hàng hoá nhưng đến hiện nay đã được ứng dụng đa dạng nhiều thị trường.

CCI là bộ giao động quang trục 0 và sẽ cho trader biết thị trường đang có giai đoạn quá mua hoặc quá bán. Đồng thời dựa trên chỉ báo này nhà đầu tư cũng nhận biết được sức mạnh của xu hướng.
Chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum là sức mạnh của xu hướng, chỉ báo này có nhiệm vụ dự đoán tốc độ biến động của giá và sức mạnh đằng sau xu hướng của thị trường hiện nay. Nhờ vậy, những trader biết được xu hướng sẽ tiếp diễn hay đảo chiều. Từ đó, có thể đưa ra quyết định mua bán chuẩn xác hơn nữa.
Chỉ báo đo lường biến động
Chỉ báo đo lường biến động là đo lường tiêu chuẩn để giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm rõ xu hướng biến động của tiền tệ một cách chính xác. Đồng thời tận dụng thông tin hữu ích trên nhằm nắm bắt cơ hội giao dịch mang về lợi nhuận cao cho mình.
Một số chỉ báo đo lường biến động được nhiều trader trong thị trường forex rất lưu tâm bao gồm:
Chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger Bands được xem là một trong các chỉ báo hiệu tốt nhất nhằm đo lường biến động giá cả của thị trường. Chỉ báo Bollinger Bands bao gồm 3 dải band được cấu tạo bởi đường SMA 20 và độ lệch chuẩn giá. Khi thị trường hoạt động mạnh thì những dải sẽ mở rộng và thu hẹp với thị trường đi ngang. Dựa trên đặc điểm này cũng hỗ trợ nhà đầu tư chọn ra điểm đặt lệnh và huỷ lệnh phù hợp.

Chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR – Average True Range hay là Khoảng biến động thực tế trung bình. Chỉ báo ATR trước đây cũng được sử dụng nhiều khi phân tích kênh hàng hoá tuy nhiên đến hiện tại lại được một số nhà đầu tư tài chính và forex ưa thích.

Chỉ báo ATR không được dùng khi dự đoán xu thế mà chủ yếu được trader sử dụng nhằm tìm các điểm quá mua và quá bán. Từ đấy, cũng sẽ tìm được điểm đặt lệnh và thoát lệnh tốt nhất.
Chỉ báo khối lượng
Không chỉ có hành vi giá mà khối lượng giao dịch cũng đã phản ánh được xu thế của thị trường. Do đó, loại chỉ báo khối lượng cũng cần được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.
Dưới đây là một vài loại chỉ báo khối lượng thông dụng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm chọn lựa.
Chỉ báo MFI
Chỉ báo MFI tên đầy đủ là Money Flow Index hay có thể xem là chỉ báo dòng tiền. Theo định nghĩa MFI dùng để đo lường sức mạnh của dòng tiền của một cặp tiền tệ, hàng hoá hay cổ phiếu. Chỉ báo MFI thông thường giao động từ phạm vi 0 đến 100. Dựa theo đó nhà đầu tư cũng sẽ biết được quá mua, quá bán của thị trường.

Chỉ báo OBV
Chỉ báo On Balance Volume (OBV) – khối lượng cân bằng, chỉ báo thường được các nhà đầu tư sử dụng nhằm đánh giá áp lực mua và bán trên thị trường. OBV được xem là một trong các chỉ báo xu hướng tương lai chuẩn xác nhất.

OBV là chỉ báo có tính chất luỹ kế, theo đó nếu giá lên thì khối lượng của phiên này sẽ được cộng với chỉ số OBV. Ngược lại khi giá giảm, OBV sẽ được trừ lại khối lượng của phiên đó.
Chỉ báo A/D
A/D – Accumulation Distribution nghĩa là phân phối và tích luỹ. Đây là công cụ để xác định đúng trạng thái phân phối và tích luỹ của khối lượng mua bán. Chỉ báo A/D nhằm thể hiện dòng lưu thông tiền tệ chảy vào thị trường. Chính vì thế đây sẽ là căn cứ tin cậy giúp dự đoán mức tăng giá và sự đảo chiều của giá cả thị trường.

Kết luận
Như vậy có thể thấy Indicator là một công cụ phân tích kỹ thuật khá hiệu quả đối với những nhà đầu tư trong thị trường Forex. Tuy nhiên, mỗi một loại chỉ báo sẽ có chức năng và thế mạnh khác nhau. Chính vì đó, mỗi trader cần chọn ra những chỉ báo kỹ thuật thích hợp nhằm đem đến kết quả cao nhất.